Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Chữa mắt lành thành mắt mù, bệnh viện phải bồi thường gần 1 tỷ đồng

 

 

 Sau khi mổ mắt tại Bệnh viện Thái Thành Nam, ông Thông bị mù và phải qua Mỹ điều trị. Sau đó ông này khởi kiện yêu cầu bệnh viện phải trả chi phí mà ông đã bỏ ra.

Theo đơn khởi kiện của ông Nguyễn Hữu Thông (hay còn gọi là Huynh Tom Vu, Việt kiều Mỹ) thì vào tháng 6/2009, ông về Việt Nam thăm gia đình. Do thấy mắt hơi mờ nên ông đến Bệnh viện mắt Sài Gòn – chi nhánh bệnh viện mắt Thái Thành Nam khám.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán ông Thông bị đục thủy tinh thể và tư vấn cho ông này phẫu thuật bằng phương pháp Phaco IOL với chi phí 8 triệu đồng.
Ngày 5/6/2009, ca phẫu thuật được thực hiện và bác sĩ hẹn ông Thông mộttuần sau đến tái khám. Tuy nhiên, sau khi về nhà vài giờ thì mắt ông Thông có dấu hiệu mờ dần. Sáng hôm sau bệnh nhân ngủ dậy thì mù hẳn.
Hốt hoảng, ông Thông vội nhờ người thân đưa đến bệnh viện mắt Thái Thành Nam. Các bác sĩ kết luận người đàn ông này chỉ bị phù giác mạc, một biến chứng bình thường sau khi mổ mắt, sau đó kê đơn thuốc cho ông Thông về nhà uống.
Tin tưởng, bệnh nhân về nhà và uống thuốc theo lời dặn nhưng tình trạng mắt của ông vẫn không có biến chuyển gì. Gần 1 tuần sau ông Thông đành phải đến bệnh viện mắt TPHCM khám và được chẩn đoán bị loạn dưỡng giác mạc, loét giác mạc, nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề, khả năng cao bị mù vĩnh viễn. Bác sĩ còn nói thêm hiện ở Việt Nam chưa thể thay được giác mạc nên ông Thông đành phải quay về Mỹ điều trị giác mạc.
Sau khi chữa lành, bệnh nhân liền làm đơn khởi kiện bệnh viện mắt Thái Thành Nam lên TAND TPHCM yêu cầu bồi thường 85.000 USD (khoảng 1,7 tỷ) gồm các khoản mất thu nhập và chi phí đi lại và điều trị.
Tại phiên tòa sơ thẩm, phía nguyên đơn trình bày rằng lúc quay về Mỹ điều trị ông vẫn thường xuyên thông báo tình hình mắt cho bệnh viện Thái Thành Nam. Các bác sỹ tại bệnh viện này có nói “cứ điều trị bên đó cho lành bệnh, sau này sẽ giải quyết chi phí”.
Sau khi ông Thông chữa lành mắt và quay về Việt Nam, phía bệnh viện có đến gặp và trả 8.500 USD tiền “hỗ trợ”. Bệnh nhân yêu cầu trả thêm vì số tiền này quá nhỏ so với chi phí đã phải bỏ ra, nhưng phía bệnh viện không chấp nhận, vì thế ông Thông mới làm đơn khởi kiện.
Còn phía bệnh viện thì khẳng định Thái Thành Nam làm đúng quy trình, họ không sai nên không phải bồi thường. Hơn nữa các bác sĩ đã khuyến cáo mổ mắt bằng phương pháp Phaco IOL có thể để lại biến chứng nhưng ông Thông vẫn chấp nhận phẫu thuật.
Sau khi mổ, trong khi các bác sĩ của Thái Thành Nam đang chăm sóc cho bệnh nhân theo quy trình thì ông Thông lại tự ý bỏ qua Mỹ chữa bệnh. Thái Thành Nam còn khẳng định họ có thể chữa được biến chứng sau khi phẫu thuật mắt.
Sau khi nghe ý kiến trình bày của 2 bên, TAND TPHCM nhận thấy loạn dưỡng giác mạc là biến chứng bình thường sau khi phẫu thuật mắt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến biến chứng chứ không phải hoàn toàn là lỗi của bệnh viện. Vì thế TAND TPHCM đã quyết định bác đơn kiện của ông Thông.
Không đồng ý với phán quyết này của tòa nên ngay sau đó ông Thông làm đơn kháng cáo. Ngày 7/1, TAND Tối cao tại TPHCM đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Tại tòa, nguyên đơn chủ động rút kháng cáo về phần mất thu nhập và chi phí đi lại, chỉ giữ yêu cầu buộc Thái Thành Nam phải có trách nhiệm bồi thường cho ông 46.700 USD (gần 1 tỷ đồng) chi phí điều trị.
Sau khi nghị án, HĐXX căn cứ vào kết quả giám định đã khẳng định phía bị đơn có lỗi vì không chữa bệnh theo quy trình mà bệnh viện này ban hành. Đồng thời, phía bệnh viện có đưa cho ông Thông 8.500 USD, nếu phía Thái Thành Nam khẳng định không có lỗi thì họ đưa số tiền này cho bệnh nhân làm gì.
Bên cạnh đó, tòa đã nhiều lần triệu tập ông Thái Thành Nam (bác sĩ trực tiếp phẫu thuật cho ông Thông) nhưng ông này không đến. Quan trọng nhất là tại tòa phúc thẩm, bác sỹ Trần Phạm Duy khẳng định quy trình mổ mắt của bệnh viện Thái Thành Nam không có trách nhiệm chỉ định và theo dõi hậu phẫu. Chính cách điều trị này làm cho bệnh nhân bị loạn dưỡng giác mạc. Vì thế Tòa Tối cao đã chấp nhận kháng cáo của ông Thông, sửa lại bản án sơ thẩm, buộc bệnh viện mắt Thái Thành Nam phải có trách nhiệm bồi thường cho bệnh nhân gần 1 tỷ đồng.
Theo: dantri.com.vn
Xem thêm:
Bắt giam “cháu” của “ông chú ở Viettel”
Trong năm qua, cụm từ “ông chú ở Viettel” không còn xa lạ với người dùng mạng xã hội Facebook. Lợi dụng sự cả tin và lòng tham của nhiều người, cái bẫy chương trình khuyến mại đặc biệt khiến không ít người “dính mồi”.
 
Kiểm điểm các cơ quan đòi 'xử' luật sư Võ An Đôn
Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên: “Các cơ quan nội chính TP Tuy Hòa làm như vậy là gây bức xúc, báo chí nêu là chính xác!”.
 
Tòa Tối cao: 'Vietinbank phải có trách nhiệm về 1.000 tỷ Huyền Như chiếm đoạt'
Ngoài việc xác định Vietinbank phải có trách nhiệm trong tổng số mà Huyền Như chiếm đoạt, Tòa Tối cao còn kiến nghị khởi tố và làm rõ trách nhiệm của một loạt quan chức ngân hàng này.
 
Vì sao đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga bị bắt?
Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga (ảnh) bị bắt tối 7-1. Trước khi bị bắt, bà Nga bị tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đại biểu Quốc hội.
 
Vụ Huyền Như: Tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm, điều tra lại
Ngày 7-1, HĐXX phúc thẩm đã tuyên chấp nhận kiến nghị của VKS đối với 1.085 tỷ đồng Huyền Như chiếm đoạt của 5 công ty là có dấu hiệu của hành vi tham ô tài sản. 
 
Tòa đồng tình với Viện Kiểm sát: Huyền Như có dấu hiệu tham ô
Hôm nay (7-1), Toà Phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM tuyên án vụ Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền trưởng Phòng giao dịch Điện Biên Phủ VietinBank Chi nhánh TP.HCM) và các đồng phạm đã lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng sau nhiều ngày nghị án.
 
Vụ án Huyền Như: Hiệu lực pháp lý của các giao dịch dân sự
Trong khi khẳng định VietinBank có trách nhiệm bồi thường khoảng 1.080 tỉ đồng cho nhóm năm công ty gồm An Lộc, SBBS, Hưng Yên, Toàn Cầu và Phương Đông, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) lại bác bỏ trách nhiệm đó đối với ACB và Navibank vì hành vi gửi tiền của hai ngân hàng này là trái luật, nên không được pháp luật bảo vệ. Từ khía cạnh dân sự của vụ án, bài viết sau đây phân tích...
 
Rốt cuộc Huyền Như tham ô hay lừa đảo?
VKS nói Huyền Như vừa phạm tội tham ô tài sản, vừa phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Về mặt học thuật, điều đó có ổn không? Tại sao cùng một hành vi giống nhau mà “đoạn” này thì tham ô,”khúc” kia lại lừa đảo?
 
Việt Nam thắng vụ kiện quốc tế
Hội đồng trọng tài của Tòa trọng tài thường trực tại La Hay (Hà Lan) bác bỏ toàn bộ các nội dung khiếu kiện của bệnh viện DialAsie.
 
Vụ năm CA đánh chết người ở Phú Yên: CA, tòa, viện đòi ‘xử’ luật sư
Công an, tòa và VKSND TP Tuy Hòa kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề của luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ cho gia đình bị hại, vì cho rằng luật sư này xúc phạm nhiều người.