Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Chiến lược đâm va nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông

 

 

  - Trung Quốc đã chuyển từ chiến lược “cắt lát salami” chiếm dần Biển Đông sang chiến lược đâm va.
 

Một tàu thực thi pháp luật của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm va, gây thiệt hại.
Một tàu thực thi pháp luật của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm va, gây thiệt hại. 

Sau khi tạo một "sự thật" mới bằng cách đưa một giàn khoan dầu vào vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đang nhấn mạnh tới thực tế mà nước này đang tạo ra. Đầu tiên là vào tháng trước, Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam.

Gần đây, Việt Nam đã công bố một đoạn video ghi lại một vụ việc khác vào ngày 1/6, khi một tàu Trung Quốc đâm một tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam.
 
Khi đưa tin về vụ việc, tờ Wall Street Journal bình luận: "Vụ đâm va mới nhất... cho thấy Trung Quốc sẽ không giảm bớt các hành động tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp sự chỉ trích mạnh từ giới chức cấp cao Úc, Nhật, Mỹ tại đối thoại Shangri-La gần đây, vốn quy tụ các bộ trưởng quốc phòng và các lãnh đạo quân đội".
 
Đã đến lúc phải chấp nhận rằng điều mà Trung Quốc đang làm là một lời giải thích chính thức và đầy đủ cho chính sách của Trung Quốc. Chúng ta đã qua đi quá xa cái ngưỡng mà chế độ của Trung Quốc nên được thông cảm vì các ý kiến cho rằng Trung Quốc không phải là một khối thống nhất - một quan điểm biện minh cho việc cơ chế kiểm soát khủng hoảng của Trung Quốc bao gồm 2 nhân tố: quân đội tạo khủng hoảng và bộ ngoại giao giải quyết những chỉ trích.

Quan điểm đó giúp xóa bỏ trách nhiệm của Trung Quốc về chính sách đâm va liều lĩnh. Chúng ta hãy xem những gì Bắc Kinh nói. Trung Quốc tự nhận là một cường quốc lớn và quan trọng, nhưng những cường quốc như vậy phải có trách nhiệm với những gì mà quân đội, lực lượng bảo vệ bờ biển và các cơ quan năng lượng của họ làm trên danh nghĩa nhà nước.
 
Nếu Biển Đông là nồi lửa của châu Á, như chuyên gia Robert D. Kaplan - trưởng nhóm phân tích địa chính trị của Công ty phân tích thông tin toàn cầu tư nhân Stratfor - từng ví von, thì sức nóng trong nồi lửa đang gia tăng.
 
Cuốn sách “Asia’s Cauldron” của ông Kaplan đã ra mắt được vài tháng, cho thấy một dự đoán hoàn hảo cho những gì đã và đang xảy ra trong vài tuần qua khi Việt Nam bị tấn công.
 
Khi nhận định về các quốc gia châu Á, ông Kalplan viết: “Tất cả phụ thuộc vào Việt Nam”. Kalplan đã trích dẫn bình luận của một quan chức hàng đầu của Mỹ về lập trường của ASEAN: “Malaysia đang tỏ ra kín tiếng, trong khi Brunei đã giải quyết được vấn đề với Trung Quốc. Indonesia không có chính sách ngoại giao rõ ràng về vấn đề này, Philippines có ít quân bài để đánh bất chấp các tuyên bố cứng rắn của Manila, còn Singapore có khả năng nhưng lại thiếu quy mô”.
 
Nhưng ASEAN không thể bỏ rơi Việt Nam giống như cách khối này đã làm đối với Philippines hồi năm ngoái. Chấp nhận rằng đâm va là chính sách chính thức của Trung Quốc, được sự ủng hộ từ lãnh đạo cấp cao nhất, vậy ASEAN có thể làm gì?
 
ASEAN có thể thay đổi cuộc chơi

Đông Nam Á cần thay đổi cách đối phó của khối với Trung Quốc, từ bỏ chính sách không hiệu quả là cố gắng đàm phán một thỏa thuận với Bắc Kinh. Dù là cắt lát hay đâm va, Trung Quốc cũng đang tạo ra thêm “các sự thật” để tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc không muốn bất kỳ một thỏa thuận đa phương nào. Bắc Kinh cho rằng đã phạm sai lầm khi nhất trí về Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sẽ không tham gia Quy tắc ứng xử (COC).
 
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Úc rất am hiểu về Biển Đông, đã chia sẻ một số quan điểm về việc làm thế nào để ASEAN có thể thay đổi cuộc chơi.
 
Trong một bài thuyết trình tại Hội nghị bàn tròn châu Á-Thái Bình Dương ở Kuala Lumpur, Malaysia hồi đầu tháng 6, ông Thayer nhấn mạnh rằng nỗ lực COC chỉ lãng phí công sức của ASEAN vì Trung Quốc sẽ khiến nỗ lực đó không thành hiện thực.
 
Tiến trình COC đã dẫn tới những chia rẽ trong ASEAN và các quốc gia đòi chủ quyền trong khối. Việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với Biển Đông và các hành động hung hăng gần đây khi huy động các tàu quân sự được trang bị vũ khí và máy bay quân sự giờ đây là cản trở lớn đối với việc kiểm soát tình hình ở Biển Đông.
 
Theo giáo sư Thayer, ASEAN nên từ bỏ nỗ lực không mang lại kết quả với Trung Quốc và đàm phán một thỏa thuận trong nội bộ khối. 10 quốc gia thành viên Đông Nam Á có thể giải quyết các tranh chấp biển và lãnh thổ với nhau, dựa theo thỏa thuận giữa Indonesia và Philippines gần đây, vốn phân chia biên giới biển tại Biển Celebes và Mindanao.
 
Ông Thayer cho rằng một bộ quy tắc mới có thể tồn tại cạnh Tuyên bố về Khu vực Hoà bình, Tự do, Trung lập (ZOPFAN, 1971), Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1976), và Hiệp ước không vũ khí hạt nhân tại Đông Nam Á (1995).
 
Một bộ quy tắc mới cho các quy định hàng hải tại Đông Nam Á có thể tăng cường sự đoàn kết và liên kết của khối, thúc đẩy sự độc lập của khu vực và vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực.
 
Việc khởi động tiến trình này có thể thay đổi giọng điệu của luận cứ, ít nhất là bằng cách đưa ASEAN xích lại gần nhau. Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục chính sách đâm va, nhưng sẽ vấp phải một sự phản ứng của ASEAN dựa trên thỏa thuận đoàn kết, hợp pháp và đàm phán. Đó là một phản ứng đáng gờm đối với Trung Quốc.

 
Theo: National Interest
Xem thêm:
Vụ nữ sinh bị tung 'ảnh nóng': Bạn trai thừa nhận tự đưa ‘ảnh nóng’ lên facebook
  Ngày 13.6, lãnh đạo một cơ quan chức năng ở tỉnh Bình Dương cho biết trước những chứng cứ được truy xuất trên hệ thống viễn thông, người bạn trai của nữ sinh đã thừa nhận hành vi tự đưa 'ảnh nóng' lên facebook của mình
 
Cơn lốc Hà Lan vùi dập Tây Ban Nha
    Những người Hà Lan giàu trí tưởng tượng nhất cũng không thể ngờ đội bóng của mình đánh bại các nhà đương kim vô địch với tỷ số 5-1.
 
Em cứa cổ anh vì mâu thuẫn khi xem World Cup
    Khi đang cùng ngồi chờ xem khai mạc World Cup 2014 với anh kết nghĩa thì xảy ra mâu thuẫn, Hải đã vung dao đâm chết người anh của mình.
 
Tai nạn kinh hoàng, 4 thanh niên gục trên vũng máu
      Vào khoảng 20h30 ngày 13/6, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra tại khu vực Ngã Tư Sở, Hà Nội.
 
Khởi tố tài xế taxi chèn ô tô qua người trung úy công an
  - Khi tổ công tác yêu cầu xuất trình giấy tờ, Toàn đã đâm thẳng xe vào trung úy Thành và thượng sĩ Tùng. Cú đâm khiến trung úy Thành ngã xuống đường và bị bánh xe taxi chèn qua bụng và đùi.
 
Tuyên án bầu Kiên, vụ án vẫn chưa kết thúc
  - Trong những ngày hồi hộp chờ tuyên án vụ Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, nhiều chuyên gia pháp lý quan tâm vụ án đã chia sẻ với Báo PLVN chung nhận định rằng: Căn cứ vào Cáo trạng của VKSNDTC và tài liệu của vụ án cho thấy, dù TAND TP.Hà Nội có tuyên án đối với Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm thì vụ án này vẫn chưa thể kết thúc…
 
Công khai kết quả giám sát tối cao
  Đây là ý kiến được các ĐBQH đưa ra tại phiên thảo luận hôm qua về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2015.  
 
Doanh nghiệp được bồi thường 2 tỷ đồng do bị giữ xe trái phép
 Tạm giữ 11 xe ben sai quy định, Đội quản lý thị trường (QLTT) số 7 bị TAND TP Quy Nhơn, Bình Định buộc phải bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp.
 
Bầu Kiên nhận 30 năm tù, nộp phạt hơn 75 tỷ đồng
 Ngoài việc xác định Nguyễn Đức Kiên dùng thủ đoạn xảo quyệt thực hiện 4 tội danh, tòa tuyên bố khởi tố thêm 2 vụ án liên quan ACB và Huỳnh Thị Huyền Như. 8h20 ngày 09/6, sau nửa tháng xét xử, TAND Hà Nội đã ra phán quyết với 8 người bị cáo buộc kinh doanh trái phép, cố ý làm trái gây thất thoát hàng chục nghìn tỷ đồng.