Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Cháu bé lớp 3 viết thư gửi Bộ trưởng "đòi" quyền lợi cho ông
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền đăng đàn trong chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời đúng ngày 27/7, khi khắp cả nước đang diễn ra các hoạt động tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ, những người có công với cách mạng.
Người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH nhận nhiều câu hỏi, thắc mắc về chế độ chính sách đối với người có công. Thậm chí, một cháu nhỏ đang học lớp 3 cũng viết thư hỏi về chế độ cho ông. Theo đó, người ông 60 tuổi của cháu bé là bộ đội thời chống Mỹ, có cả giấy chứng nhận của Mặt trận DD9 về việc cựu chiến binh này được nhận Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng Ba. Tuy nhiên, hiện tại, ông của cháu bé chưa được hưởng chế độ nào.
Ghi nhận hành động đáng khích lệ của cháu nhỏ, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời, trường hợp của ông cháu bé, đã có giấy chứng nhận công tác 2/1972 đến 4/1975 và Kỷ niệm chương Mặt trận DD9, Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng 3 như trình bày là đủ căn cứ khẳng định việc tham gia chiến trường. Căn cứ vào đó, người ông 60 tuổi của cháu bé có đủ điều kiện được trợ cấp một lần, hàng tháng theo quyết định hiện hành của Chính phủ mà hiện nay các đối tượng đang hưởng.
Nữ Bộ trưởng gợi ý, nếu vị cựu chiến binh này bị thương thì nên đi giám định sẽ được xác định là thương binh. Ông nên đến chính quyền địa phương để được hướng dẫn làm thủ tục hồ sơ xác nhận và kiểm tra lại hồ sơ đã đề xuất, đề nghị đến các cơ quan có trách nhiệm như Bộ Chỉ huy quân sự địa phương để kiểm tra lại lần nữa hồ sơ đó để xem xét và xác nhận.
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền.
Bức thư của một bà cụ 83 tuổi có chồng và 1 con trai là liệt sĩ nhưng chưa được phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng chỉ vì bà đã tái giá gửi đến Bộ trưởng Hải Chuyền cũng đầy day dứt: “Trong chiến tranh, các mẹ có tính toán thiệt hơn gì đâu, mà giờ người làm chính sách lại tính toán chi li với các mẹ có tái giá hay không?”.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đáp lời, theo quy định tại Nghị định 31 hướng dẫn về triển khai pháp lệnh người có công sửa đổi thì bà cụ có chồng và 1 con trai hi sinh cho cách mạng là đủ điều kiện được công nhận là Bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Tuy nhiên, nữ Bộ trưởng cũng phân trần thêm, trong quá trình triển khai hướng dẫn vấn đề này Bộ Quốc phòng đã tham mưu cho Chính phủ ban hành và triển khai Nghị định 56 trong đó có những nội dung như trường hợp phản ánh như của bà cụ.
Người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH cho biết, hiện nay, Bộ Quốc phòng đang tổng hợp những trường hợp chưa đủ rõ sẽ có văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung này. Bộ LĐ-TB&XH cũng sẽ đề nghị Bộ Quốc phòng và phối hợp với Bộ Nội vụ xem xét có văn bản hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện quy định trong các trường hợp như của cụ bà này.
Thông tin thêm về tình hình xử lý chế độ cho những người có công bị mất hồ sơ gốc, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nêu nhiều con số đáng suy nghĩ. Cụ thể, cả nước hiện đã xác nhận trên 8,8 triệu người được hưởng chế độ chính sách ưu đãi của Nhà nước nhưng còn một số trường hợp không còn đủ hồ sơ gốc.
Đến nay, theo nữ Bộ trưởng, để giải quyết vấn đề này, Bộ LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 28 để giải quyết các trường hợp không còn đủ và mất hồ sơ gốc. Đến nay, Bộ Quốc phòng đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn các địa phương về thủ tục, trình tự xem xét giải quyết. Theo báo cáo của 26/63 tỉnh, thành trong cả nước đã xem xét duyệt 112 hồ sơ và đề nghị xác nhận liệt sỹ, thương binh là 396 hồ sơ.
Ngược lại với những trường hợp người có công vẫn chịu thiệt thòi vì vướng mắc thủ tục, dư luận hết sức bức xúc với không ít trường hợp bị tố cáo làm giả hồ sơ để hưởng chế độ, phổ biến nhất là hưởng chế độ cho người nhiễm chất độc da cam. Câu hỏi day dứt nhất là, có hay không các tiêu cực về khai man hồ sơ cộng với sự tiếp tay của địa phương để trục lợi chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước?
Bộ trưởng LĐ-TB&XH xác nhận hiện tượng làm giả hồ sơ, gian lận để trục lợi chính sách là thực tế có trong xã hội.
Để giải quyết tình trạng này, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định, Bộ LĐ-TB&XH đã chủ động phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế các đơn vị ở địa phương để chỉ đạo và tổ chức thực hiện thanh tra, xem xét phát hiện những sai phạm trong vấn đề này, trên cơ sở đó để có những biện pháp cụ thể.
Bà Chuyền cho biết, việc xem xét đánh giá từ năm 2008 đến 2013 đã rà soát, cắt được một số trường hợp gian lận, nhiều trường hợp vi phạm đến mức đã chuyển sang các cơ quan pháp luật như các vụ việc ở Quân khu 1, Nam Định, Ninh Bình…
“Phải nói rằng chiến tranh đã qua rất lâu, việc hoàn thiện hồ sơ cho những đối tượng chính sách người có công quả là hết sức khó khăn. Chính vì vậy mà tới đây cùng với việc tiếp tục chỉ đạo công tác thanh, kiểm tra của Bộ và thanh tra các tỉnh việc thực hiện chính sách này, và giáo dục trong dân nhận thức, trách nhiệm trong việc phát hiện vấn đề gian lận chính sách và kịp thời phản ánh” – Bộ trưởng LĐ-TB&XH nói.
Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH cũng phối hợp với UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm cuộc tổng rà soát về đối tượng người có công. Thông qua đợt tổng rà soát này, các lực lượng của mặt trận như thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh cùng tham gia sẽ phát hiện và xử lý các trường hợp gian lận và cắt các trường hợp không đúng quy định pháp luật của Nhà nước.
Để hạn chế việc khai man hồ sơ, việc xác định danh tính đối với người có công cũng được chú trọng hơn. Trong năm 2014 - năm đầu tiên bắt đầu triển khai Đề án 150 xác nhận danh tính liệt sĩ, Bộ LĐ-TB&XH dự kiến sẽ xác định được tên của nhiều liệt sỹ nhằm đáp ứng mong mỏi của gia đình các liệt sĩ.
Trước đề án này, ngành LĐ-TB&XH cũng đã phối hợp với các Viện khoa học của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cũng như Viện khoa học Việt Nam triển khai việc giám định cho hàng nghìn trường hợp là liệt sĩ - Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết.
Người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH nhận nhiều câu hỏi, thắc mắc về chế độ chính sách đối với người có công. Thậm chí, một cháu nhỏ đang học lớp 3 cũng viết thư hỏi về chế độ cho ông. Theo đó, người ông 60 tuổi của cháu bé là bộ đội thời chống Mỹ, có cả giấy chứng nhận của Mặt trận DD9 về việc cựu chiến binh này được nhận Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng Ba. Tuy nhiên, hiện tại, ông của cháu bé chưa được hưởng chế độ nào.
Ghi nhận hành động đáng khích lệ của cháu nhỏ, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời, trường hợp của ông cháu bé, đã có giấy chứng nhận công tác 2/1972 đến 4/1975 và Kỷ niệm chương Mặt trận DD9, Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng 3 như trình bày là đủ căn cứ khẳng định việc tham gia chiến trường. Căn cứ vào đó, người ông 60 tuổi của cháu bé có đủ điều kiện được trợ cấp một lần, hàng tháng theo quyết định hiện hành của Chính phủ mà hiện nay các đối tượng đang hưởng.
Nữ Bộ trưởng gợi ý, nếu vị cựu chiến binh này bị thương thì nên đi giám định sẽ được xác định là thương binh. Ông nên đến chính quyền địa phương để được hướng dẫn làm thủ tục hồ sơ xác nhận và kiểm tra lại hồ sơ đã đề xuất, đề nghị đến các cơ quan có trách nhiệm như Bộ Chỉ huy quân sự địa phương để kiểm tra lại lần nữa hồ sơ đó để xem xét và xác nhận.
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền.
Bức thư của một bà cụ 83 tuổi có chồng và 1 con trai là liệt sĩ nhưng chưa được phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng chỉ vì bà đã tái giá gửi đến Bộ trưởng Hải Chuyền cũng đầy day dứt: “Trong chiến tranh, các mẹ có tính toán thiệt hơn gì đâu, mà giờ người làm chính sách lại tính toán chi li với các mẹ có tái giá hay không?”.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đáp lời, theo quy định tại Nghị định 31 hướng dẫn về triển khai pháp lệnh người có công sửa đổi thì bà cụ có chồng và 1 con trai hi sinh cho cách mạng là đủ điều kiện được công nhận là Bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Tuy nhiên, nữ Bộ trưởng cũng phân trần thêm, trong quá trình triển khai hướng dẫn vấn đề này Bộ Quốc phòng đã tham mưu cho Chính phủ ban hành và triển khai Nghị định 56 trong đó có những nội dung như trường hợp phản ánh như của bà cụ.
Người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH cho biết, hiện nay, Bộ Quốc phòng đang tổng hợp những trường hợp chưa đủ rõ sẽ có văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung này. Bộ LĐ-TB&XH cũng sẽ đề nghị Bộ Quốc phòng và phối hợp với Bộ Nội vụ xem xét có văn bản hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện quy định trong các trường hợp như của cụ bà này.
Thông tin thêm về tình hình xử lý chế độ cho những người có công bị mất hồ sơ gốc, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nêu nhiều con số đáng suy nghĩ. Cụ thể, cả nước hiện đã xác nhận trên 8,8 triệu người được hưởng chế độ chính sách ưu đãi của Nhà nước nhưng còn một số trường hợp không còn đủ hồ sơ gốc.
Đến nay, theo nữ Bộ trưởng, để giải quyết vấn đề này, Bộ LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 28 để giải quyết các trường hợp không còn đủ và mất hồ sơ gốc. Đến nay, Bộ Quốc phòng đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn các địa phương về thủ tục, trình tự xem xét giải quyết. Theo báo cáo của 26/63 tỉnh, thành trong cả nước đã xem xét duyệt 112 hồ sơ và đề nghị xác nhận liệt sỹ, thương binh là 396 hồ sơ.
Ngược lại với những trường hợp người có công vẫn chịu thiệt thòi vì vướng mắc thủ tục, dư luận hết sức bức xúc với không ít trường hợp bị tố cáo làm giả hồ sơ để hưởng chế độ, phổ biến nhất là hưởng chế độ cho người nhiễm chất độc da cam. Câu hỏi day dứt nhất là, có hay không các tiêu cực về khai man hồ sơ cộng với sự tiếp tay của địa phương để trục lợi chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước?
Bộ trưởng LĐ-TB&XH xác nhận hiện tượng làm giả hồ sơ, gian lận để trục lợi chính sách là thực tế có trong xã hội.
Để giải quyết tình trạng này, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định, Bộ LĐ-TB&XH đã chủ động phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế các đơn vị ở địa phương để chỉ đạo và tổ chức thực hiện thanh tra, xem xét phát hiện những sai phạm trong vấn đề này, trên cơ sở đó để có những biện pháp cụ thể.
Bà Chuyền cho biết, việc xem xét đánh giá từ năm 2008 đến 2013 đã rà soát, cắt được một số trường hợp gian lận, nhiều trường hợp vi phạm đến mức đã chuyển sang các cơ quan pháp luật như các vụ việc ở Quân khu 1, Nam Định, Ninh Bình…
“Phải nói rằng chiến tranh đã qua rất lâu, việc hoàn thiện hồ sơ cho những đối tượng chính sách người có công quả là hết sức khó khăn. Chính vì vậy mà tới đây cùng với việc tiếp tục chỉ đạo công tác thanh, kiểm tra của Bộ và thanh tra các tỉnh việc thực hiện chính sách này, và giáo dục trong dân nhận thức, trách nhiệm trong việc phát hiện vấn đề gian lận chính sách và kịp thời phản ánh” – Bộ trưởng LĐ-TB&XH nói.
Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH cũng phối hợp với UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm cuộc tổng rà soát về đối tượng người có công. Thông qua đợt tổng rà soát này, các lực lượng của mặt trận như thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh cùng tham gia sẽ phát hiện và xử lý các trường hợp gian lận và cắt các trường hợp không đúng quy định pháp luật của Nhà nước.
Để hạn chế việc khai man hồ sơ, việc xác định danh tính đối với người có công cũng được chú trọng hơn. Trong năm 2014 - năm đầu tiên bắt đầu triển khai Đề án 150 xác nhận danh tính liệt sĩ, Bộ LĐ-TB&XH dự kiến sẽ xác định được tên của nhiều liệt sỹ nhằm đáp ứng mong mỏi của gia đình các liệt sĩ.
Trước đề án này, ngành LĐ-TB&XH cũng đã phối hợp với các Viện khoa học của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cũng như Viện khoa học Việt Nam triển khai việc giám định cho hàng nghìn trường hợp là liệt sĩ - Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết.
Theo: Báo dantri.com.vn
Xem thêm:
– Những vụ việc người dân, nghi can… sau khi được triệu tập lên ủy ban công an xã, phường khi ra về phải bầm mình bầm mẩy ngày càng nhiều. Ai cũng biết những thương tích đó từ đâu mà đến nhưng chẳng một ai có thể chứng minh được.
|
|
Thời gian cấm bán rượu bia dự kiến sẽ kéo dài từ 22h hôm trước tới 6h hôm sau, song chỉ tại một số điểm nhất định.
|
|
(Dân trí) - Hai đối tượng giả mạo làm cảnh sát 141 để chặn đường người tham gia giao thông cưỡng đoạt tiền nhưng bị lực lượng CSCĐ phát hiện, bắt giữ.
|
|
(Dân trí) - UB Tư pháp của Quốc hội gửi công văn đến Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao đề cập các chuyên gia pháp luật cho rằng việc xử lý hình sự 4 học sinh trong vụ giật mũ ở Tiên Lãng, Hải Phòng chưa đủ căn cứ định tội…
|
|
Cùng với Nguyễn Đức Nghĩa, tử tù Vũ Tuấn Linh (33 tuổi, ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) vừa phải thi hành án để đền tội cho những lỗi lầm anh ta đã gây ra.Khi “hot boy” trở thành kẻ sát nhân
|
|
(Dân trí) - Cục Hải sự Trung Quốc hôm nay 24/7 đã thông báo vị trí hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 tại khu vực đảo Hải Nam từ 23/7-30/9.
|
|
(Dân trí) - Hãng hàng không Air Algerie của Algeria vừa thông báo đã mất liên lạc với một máy bay chở khoảng 116 người gần một giờ sau khi cất cánh từ Burkina Faso để tới thủ đô Algiers.
|
|
- Sau ít phút nghe thấy tiếng đôi nam nữ cãi nhau, mọi người tá hỏa phát hiện nam thanh niên rơi từ tầng 7 xuống đất. Ngay sau đó, cô gái cũng được phát hiện gục chết trong nhà vệ sinh với nhiều vết đâm. Ngày 21/7, Công an quận Thanh Xuân cho biết đang làm rõ vụ một cô gái bị đâm tử vong tại quán internet và một nam thanh niên rơi từ tầng 7 ngôi nhà này.
|
|
Đối tượng điều khiển vụ giết người lẩn trốn suốt 5 năm ròng mới sa lưới công an. Ngày 20-7, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa ký lệnh tạm giam Nguyễn Thế Việt (SN 1968, ngụ Hải Phòng) về 3 tội “Giết người”, “Cưỡng đoạt tài sản” và “Bắt giữ người trái pháp luật”. Việt là đối tượng đã chỉ đạo đàn em giết chết ông Đặng Xuân Sỹ (SN 1958, Nguyên Phó Giám đốc Công ty...
|
|
-TAND tỉnh Gia Lai vừa mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử và tuyên phạt gần 72 năm tù cho 4 đối tượng trong vụ án “trộm cắp 65 lượng vàng” nhà Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum.
|
- Re: Luật sư Đặng Văn Cường
- Đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác qua tin nhắn điện thoại bị xử lý như thế nào?
- Khởi kiện tội hiếp dâm - Mong luật sư và mọi người giúp đỡ
- tách đất trong quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất.
- Hỏi luật sư về thuế môn bài
- Về điều kiện được cấp sổ đỏ