Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Cha chết mới biết có thêm em

Cha mẹ qua đời, bảy anh em chia nhau tài sản. lúc này người anh tuyên bố cha còn có một người con riêng khác nữa, thế là vụ kiện thêm rối mù…

“Giọt máu đào hơn ao nước lã, cùng chung giọt máu không thương sao đặng? Nhưng nó sống như vậy thì tôi không thể nào chấp nhận”. “Ba mẹ mất rồi, nếu biết bảy anh em chúng tôi kéo nhau ra tòa lôi chuyện ba có con riêng để tranh giành, ba mẹ sẽ buồn lắm…”. Đó là những lời tâm sự với nhiều sắc thái tình cảm của các đương sự trong vụ kiện khá hi hữu mà TAND TP Đà Nẵng vừa xử phúc thẩm.

Bỗng đâu lòi ra “thằng tám”

Lúc sinh thời, vợ chồng ông N. có tạo lập được mảnh đất mặt tiền tại một quận trung tâm TP Đà Nẵng. Năm 1997, ông N. qua đời không để lại di chúc. Năm 2012, vợ ông cũng qua đời. Lần này bà để lại di chúc thể hiện ý muốn chia đều tài sản của bà cho bảy đứa con. Thế nhưng khi bảy anh em muốn bán nhà để chia nhau thì ông T. (người con thứ hai) không chấp nhận khiến cho việc chia tài sản kéo dài.

Ảnh chỉ mang tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết. Ảnh: HTD

 

Thỏa thuận không có kết quả, năm 2013, bà H. (chị cả) làm đơn khởi kiện ông T. ra TAND quận Thanh Khê để chia tài sản chung và chia tài sản theo di chúc. Khi sự việc đang được tòa giải quyết thì bất ngờ ông T. (bị đơn) tuyên bố cha mình còn có thêm… một người con thứ tám. Ông đề nghị tòa công nhận người con này của cha mình để người em đó được nhận một phần tài sản thừa kế của cha để lại.

Theo ông T., thời trai trẻ, cha mình có quan hệ với một phụ nữ ở Quảng Trị và năm 1980 hai người có với nhau một người con trai, đặt tên là Đ. Dù cha không công khai với vợ và các con nhưng trong dòng họ có nhiều người biết đến đứa con này. Cụ thể, cha ông đã nhiều lần cùng các em gái (các cô của ông T.) đi thăm Đ., giấy khai sinh của Đ. cũng ghi rõ cha đẻ là ông N. (tức cha ruột ông). Khi Đ. cưới vợ, cha ông và các chú (em trai của cha) ra Quảng Trị để làm chủ hôn. Từ đó, ông T. cho rằng dù cha ông đã mất nhưng bảy anh chị em phải nhìn nhận đứa em này và chia cho em một phần tài sản.

“Xét nghiệm chỉ làm cho em đau lòng”

Nguyên đơn và năm người em còn lại (những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án) lại cho rằng Đ. không có quan hệ huyết thống với mình. Lý do mà họ đưa ra là: “Đ. là người thiếu đạo đức, không có tình thương với cha mình và chưa có kết quả giám định ADN thì không thể chấp nhận sự thật này”.

Tại phiên tòa sơ thẩm, do ông T. không chứng minh được Đ. là con trai của cha mình nên tòa tuyên chấp nhận đơn khởi kiện của bà T., chia tài sản thành bảy phần.

Ông T. kháng cáo.

Lên phúc thẩm, ban đầu ông T. làm đơn yêu cầu xét nghiệm ADN để có cơ sở giải quyết vụ án. Tuy nhiên, sau đó ông rút đơn, không yêu cầu xét nghiệm ADN nữa.

Khi tòa hỏi về lý do thay đổi, ông T. trả lời: “Tôi đã hơn 50 tuổi, khi biết mình có một người em chưa được thừa nhận danh phận, tôi rất buồn. Nó cũng là con của cha nên phải được nhận một phần tài sản của cha để giảm đi một phần vết thương lòng. Sau khi làm đơn yêu cầu xét nghiệm ADN, ba đêm liền tôi không sao ngủ được. Tôi nghĩ tại sao mình đã chấp nhận nó là em mà còn phải xét nghiệm ADN nữa, như thế sẽ làm tổn thương em nó. Vì vậy tôi xin rút lại yêu cầu xét nghiệm”.

Chấp nhận có thêm một người em

Trình bày với tòa, bà H. và những người em đều cho rằng cha họ chỉ có bảy người con. trong giấy tờ, sổ sách, lý lịch của ông cũng đều khai như thế, họ chưa từng biết đến người con thứ tám này.

Tòa hỏi có biết đến người tên Đ. không. Nguyên đơn và những người em đều cho rằng “có biết khi nghe T. nói” và “có một lần Đ. đến dự tòa”. “Trong lần Đ. đến dự tòa, tôi có nhìn mặt nhưng không thấy giống tôi nên đó không phải là em tôi. Ba tôi là người có đạo đức, nếu có con riêng chắc chắn ba tôi sẽ nói, nếu khó nói ba sẽ viết thư tay gửi riêng để chúng tôi nhìn nhận nhau. Nhưng khi còn sống, ba tôi chưa từng nói về người con này. Thêm nữa, nếu là con của ba tôi thì tại sao ngày ba tôi mất người này không đến thắp hương” - một người em của bà H. nói.

Gần kết thúc phiên tòa, nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hội ý và cho rằng tài sản chẳng đáng bao nhiêu nên chấp nhận chia cho Đ. một phần tài sản của cha. Dù vậy, họ vẫn nói trước tòa: “Tôi chấp nhận chia tài sản để giải quyết vụ án nhanh chóng”. Tương tự, ông T. xin tòa giải quyết theo pháp luật.

***

Cuối cùng, TAND TP Đà Nẵng cho rằng bản án sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Cụ thể, theo quy định của BLTTDS thì thời hiệu khởi kiện chia tài sản thừa kế là 10 năm, tòa chỉ áp dụng không thời hạn khi các bên không có tranh chấp về hàng thừa kế. ở đây ông N. đã chết 17 năm thì các bên mới khởi kiện tranh chấp. Ra tòa, bị đơn cho rằng Đ. là con trai của cha mình nên được xem là có sự tranh chấp về hàng thừa kế. Vì lẽ đó tòa hủy án sơ thẩm, giao cho cấp sơ thẩm xét xử lại theo thủ tục chung.

Trao đổi với phóng viên, chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Bùi Trọng Danh, cho biết trong vụ án này có hai vấn đề cần tách bạch. Cụ thể, việc chia tài sản thừa kế của người cha do có tranh chấp hàng thừa kế nên đã hết thời hiệu khởi kiện nhưng việc chia tài sản thừa kế theo di chúc của bà mẹ để lại thì không có tranh chấp hàng thừa kế nên tòa vẫn giải quyết. Tuy nhiên, do cấp sơ thẩm đang còn có sự lấn cấn giữa hai vấn đề này nên cấp phúc thẩm hủy toàn bộ bản án, không đình chỉ mà giao lại cho cấp sơ thẩm xử lại theo trình tự, thủ tục chung nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên.

 
Theo: netluat.phapluattp.vn
Xem thêm:
Hối lộ tình dục thì thu hồi thế nào?
Tại hội thảo “Thu hồi tài sản tham nhũng (TSTN) - Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” do Ban Nội chính Trung ương cùng VKSND Tối cao và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức ngày 13-3.    
 
Người mẹ bất lực nhìn con rơi từ diều khổng lồ
Ngày 16-3, đám tang của em Văn Minh Đạt (năm tuổi) không kèn không trống. Những người tới viếng lặng lẽ nhìn di ảnh em, cầm tay người mẹ động viên. Nhiều người trong số họ chưa từng quen biết em và gia đình…  
 
CSGT Hà Nội giải thích về phạt “nóng” - phạt “nguội” người vi phạm
Một số cơ quan báo chí vừa qua phản ánh việc cảnh sát phạt “nguội” chủ phương tiện vi phạm, trong khi thực tế nhiều người vi phạm lại bị phạt “nóng” dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hai hình thức này. Đại diện CSGT Hà Nội lên tiếng nói rõ về vấn đề này.
 
Thư ký tòa chiếm đoạt 55 triệu đồng được giảm án tù
Do đã khắc phục hậu quả, có nhiều năm công tác trong ngành tòa án, nguyên thư ký TAND quận Đống Đa (Hà Nội) Nguyễn Duy Hải được cấp phúc thẩm tuyên giảm từ 30 xuống còn 20 tháng tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
 
Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị tù oan: Nguyên Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm bị khởi tố
Liên quan đến vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị tù oan, lại có thêm một cán bộ bị khởi tố bị can, điều tra về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
 
Chiếc điện thoại đắt tiền lật tẩy chân dung kẻ thủ ác
Sau hơn 100 ngày lần theo từng manh mối, các điều tra viên xác định kẻ thủ ác giặt đồ cho nạn nhân nhằm xóa dấu vết là gã hàng xóm có vẻ bề ngoài hiền lành.
 
Gần 2.000 điện thoại, máy tính bảng 'quấn' quanh xe bán tải
ạng sáng nay, kiểm tra thành của chiếc xe bán tải, cảnh sát phát hiện lượng lớn điện thoại, máy tính bảng được giấu xung quanh. Lô hàng không có hóa đơn, chứng từ.
 
Sai phạm bị cáo buộc của cựu Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội
Ông Phan Minh Nguyệt bị cơ quan điều tra xác định đã chỉ đạo phá dỡ khu nhà cấp 4 cũ xây ki-ốt thu hàng chục tỷ đồng, đồng thời bỏ ngoài sổ sách 18 tỷ đồng.
 
Hiện trường kẻ thủ ác giặt đồ cho nạn nhân
Nghĩ rằng nhà vệ sinh ngoài vườn có mùi khác thường, đi ra Tân phát hiện thi thể mẹ mình. Xung quanh vị trí phát hiện xác nạn nhân không có dấu hiệu vật lộn.
 
Đề xuất nộp lệ phí sớm được xét kháng nghị trước
Cho rằng quy định người nộp lệ phí sớm sẽ được giải quyết đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm trong 3 tháng thay vì 3 năm dễ gây hiểu nhầm “phân biệt giàu nghèo”, nhiều đại biểu đề nghị bỏ nội dung này khi thảo luận về dự án Luật Tố tụng dân sự (sửa đổi).