Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Cần có thay đổi cơ bản về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính

 

 Ngày 29 và 30/12, tại Thái Bình, Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã tổ chức Hội thảo về một số nội dung cơ bản của Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi).

Theo đó, nhiều nội dung quan trọng liên quan đến việc mở rộng thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính; vị trí, vài trò của VKS trong vụ án hành chính… được các đại biểu tập trung thảo luận.

Sửa đổi để phù hợp với Luật và thực tiễn

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chánh án thường trực TANDTC Bùi Ngọc Hòa cho biết, theo sự phân công của UBTVQH, TANDTC đã phổi hợp với các cơ quan hữu quan để xây dựng Luật TTHC (sửa đổi). TANDTC đã tiến hành tổng kết thi hành luật TTHC, thành lập tổ biên tập, tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan để tiến hành xây dựng dự thảo Luật TTHC (sửa đổi).

Phó Chánh án thường trực TANDTC Bùi Ngọc Hòa phát biểu tại hội thảo

Theo đó, nội dung sửa đổi sẽ tập trung vào các nội dung về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của TAND theo tinh thần cải cách tư pháp và các quy định mới của Luật Tổ chức TAND 2014. Về thẩm quyền của Tòa án, sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định hợp lý thẩm quyền của Tòa án giải quyết các khiếu kiện hành chính đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn; điều chỉnh lại thẩm quyền xét xử của từng cấp Tòa án để phù hợp với mô hình, tổ chức Tòa án theo Luật Tổ chức TAND 2014 như: Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, tiếp tục kế thừa quy định của Luật TTHC, đồng thời bổ sung quy định loại trừ việc khởi kiện đối với hành vi, quyết định trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý các hành vi cản trở tố tụng của Tòa án để đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn; điều chỉnh lại thẩm quyền của Tòa án từng cấp theo hướng: TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương không giải quyết các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện mà giao cho TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết…

Theo Thẩm phán TANDTC Phạm Công Hùng, TAND thực hiện quyền tư pháp theo hiến định để kiểm soát quyền lực tư pháp. Theo đó, việc mở rộng thẩm quyền cho Tòa án được phán xét tính hợp pháp tất cả các quyết định của người hoặc cơ quan có thẩm quyền trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự và các tố tụng khác sẽ là một bước đột phá. Vì thông qua công tác xét xử loại việc này, Tòa án thực hiện quyền kiểm soát tính hợp pháp đối với các loại quyết định quan trọng về tố tụng liên quan đến quyền con người như: Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt giam, quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự, hành vi bắt giữ người trong tố tụng hình sự, hành vi hỏi cung của người có thẩm quyền bị khiếu nại…

Nhiều ý kiến cũng đồng tình với quan điểm này. Ông Phương Hữu Oanh, Vụ trưởng Vụ Kiểm sát giải quyết án hành chính, kinh tế, lao động (Vụ 12), VKSNDTC cho rằng, việc mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án là cần thiết. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nguồn nhân lực của Tòa án còn hạn chế, khó đảm đương được công việc, vì vậy phải tăng biên chế, tăng nhân lực thì mới có người có thể đảm đương được công việc.

Bên cạnh đó, ông Hùng cũng đề cập đến thực tế đã phát sinh nhiều trường hợp, khi giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính của Chủ tịch hoặc UBND huyện thì Chủ tịch hoặc UBND cấp tỉnh đã sửa hoặc hủy quyết định hành chính của cấp huyện bị khiếu nại. Chiếu theo các quy định tại Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTPTANDTC của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì các quyết định của cấp tỉnh nêu trên cũng là đối tượng khởi kiện trong cùng một vụ án hành chính có đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính của cấp huyện.

Gặp trường hợp này, Tòa án đã rất lúng túng khi xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính, bởi vì nếu xác định vụ án trên thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện thì khi xét xử, Tòa án huyện không được quyền xem xét tính hợp pháp đối với quyết định hành chính của Chủ tịch hoặc UBND cấp tỉnh, còn trường hợp, nếu Tòa án cấp tỉnh rút vụ án hành chính trên lên để giải quyết, hoặc Tòa án cấp huyện thụ lý và giải quyết việc khởi kiện quyết định hành chính của Chủ tịch hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, còn Tòa án cấp tỉnh thụ lý và giải quyết việc khởi kiện quyết định của Chủ tịch hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì sẽ phát sinh thủ tục tố tụng rất phiền phức và gây rắc rối cho người dân có yêu cầu khởi kiện.

Xác định đúng vai trò của Viện kiểm sát tại phiên tòa

Liên quan đến vị trí, vai trò của VKS trong xét xử vụ án hành chính cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu. Ông Phương Hữu Oanh, Vụ trưởng Vụ 12, VKSNDTC cho rằng: Cần quy định VKS kiểm sát thụ lý vụ án hành chính, tham gia phiên tòa; tham gia hỏi người khởi kiện, người bị kiện, những người tham gia tố tụng tại phiên tòa…

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng không đồng tình với quan điểm này và cho rằng, khác với vụ án hình sự, trong vụ án hành chính, dân sự, vai trò của VKS tham gia phiên tòa với các nội dung như trên không cần thiết.

Ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chánh tòa Tòa Hành chính TANDTC phân tích: Án hành chính là loại án “dân kiện quan”, nếu VKS tham gia phiên tòa nhìn vào sẽ thấy có sự mất cân đối tương quan lực lượng giữa cơ quan công quyền với người dân, tạo sự không công bằng. Nếu VKS bảo vệ cơ quan hành chính (bị đơn), thì sẽ có sự chênh lệch đáng kể vì cùng là cơ quan nhà nước; làm tăng sự bất bình đẳng giữa các đương sự khi “hai cơ quan Nhà nước bảo vệ nhau”. Theo Hiến pháp 2013 thì VKS kiểm sát hoạt động tư pháp, những nội dung thuộc về hoạt động tư pháp, VKS thực hiện nhưng không nhất thiết phải tham dự phiên tòa, mà vẫn có thể kiểm sát thông qua hồ sơ, tương tự như việc kiểm sát hoạt động thi hành án.

Hầu hết các nước trên thế giới, các phiên tòa hành chính đều không có sự tham của VKS. Nếu VKS tham gia phiên tòa hành chính, vậy Việt Nam có nên đặt ra tính đặc thù hay không, trong điều kiện hội nhập hiện nay? “Nhiều chuyên gia đến Việt Nam, họ ngạc nhiên và thấy rất “lạ” khi có VKS tham gia ở vụ án dân sự, hành chính”, ông Cường cho biết. Vì vậy, chỉ nên quy định VKS tham gia một số vụ việc cụ thể liên quan đến các lĩnh vực như bảo vệ tài sản công, người yếu thế…

Còn theo Phó Chánh án TAND tỉnh Thái Bình Trần Nam Mẫn, làm thế nào để quy định vai trò của VKS tại phiên tòa cho phù hợp. Vì nếu phát biểu ý kiến nhận định công dân hay cơ quan Nhà nước đúng hay sai thì cũng sẽ làm ảnh hưởng, mất đi tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của của HĐXX tại phiên tòa. Nếu HĐXX tuyên không đúng với nhận định của VKS thì người dân nghi ngờ tính khách quan của HĐXX, làm cho người dân mất lòng tin vào các cơ quan Nhà nước và đặc biệt khó cho Tòa án, nhất là khi phát biểu về đường lối giải quyết vụ án của VKS không đúng.

Kết luận Hội thảo, TS Nguyễn Văn Luật cho biết, sẽ đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu những ý kiến đóng góp phù hợp, hoàn thiện dự thảo, trình Ủy ban Tư pháp trong tháng 2/2015 để cơ quan này tổ chức phiên họp toàn thể thẩm tra dự án Luật này.

Theo: congly.com.vn

Xem thêm:
 

Bắt giam Đội phó đội kiểm lâm cơ động số 1
Liên quan đến vụ cảnh sát dùng súng khống chế, bắt quả tang cán bộ kiểm lâm đang nhận hối lộ 100 triệu đồng vào hồi đầu tháng 8/2014, vừa qua, Bộ Công an tiếp tục có quyết định bắt tạm giam đối với Lê Văn Hải - Đội Phó Đội KLCĐ số 1
 
Bộ trưởng Trần Đại Quang khen ngợi lực lượng triệt phá sàn vàng “khủng”
Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ CA vừa gửi Thư khen CA TP Hà Nội và Cục C50 (Tổng cục Cảnh sát) có thành tích khám phá vụ án kinh doanh vàng tài khoản trên mạng Internet, huy động vốn trái phép nhằm chiếm đoạt tài sản.
 
Tuyển sinh 2015: Trúng tuyển rồi có được tạm hoãn nhập ngũ ?
Dự án luật Nghĩa vụ quân sự mới sẽ được Quốc hội thông qua vào năm 2015, trong khi đó, mùa tuyển quân năm 2015 đã sắp bắt đầu. Vậy, tuyển sinh 2015 thực hiện theo Dự thảo Nghĩa vụ quân sự mới hay vẫn thực hiện theo quy định cũ.
 
Bồi thường oan sai gần 500 triệu đồng cho 7 người ở Sóc Trăng
 Sáng 14-1, đại diện VKSND tỉnh Sóc Trăng đã chi trả bồi thường cho hai trong số bảy thanh niên ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng bị bắt oan do nghi ngờ tham gia giết người cướp của. 
 
Kỷ luật hàng loạt cán bộ vì sự cố uy hiếp an toàn bay
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký quyết định kỷ luật các lãnh đạo và cán bộ Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) và Cục Hàng không. 
 
Giận chồng, vợ đốt chết con
 Chỉ vì gọi điện chồng không bắt máy, Hương mua xăng tẩm lên người mình và con gái châm lửa đốt để hai mẹ con cùng chết. Con gái tử vong, còn Hương được cứu sống.
 
Hơn 3.000 người sập bẫy sàn vàng ảo, mất hàng trăm tỷ đồng
Ham lãi suất cao, hơn 3.000 nhà đầu tư rót 270 tỷ đồng vào công ty HGI để 'đánh' vàng ảo đứng trước nguy cơ mất trắng do phần lớn tiền trên bị đem đầu tư lĩnh vực khác.
 
Liên đoàn Luật sư Việt Nam đang làm việc với LS Võ An Đôn
Tổ công tác của Liên đoàn Luật sư (LS) Việt Nam do LS Phan Trung Hoài, Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ quyền lợi LS của Liên đoàn, làm tổ trưởng đang làm việc với LS Võ An Đôn để xem xét vụ việc liên quan đến luật sư Võ An Đôn. 
 
Doanh nhân làm chính trị, được và mất?
Cái gì của Caesar hãy trả cho Caesar, cái gì là đặc trưng của doanh nhân hãy trả lại cho họ.
 
Cán bộ xã “ăn”... bò, lợn nông thôn mới
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Khánh Hòa đã rót kinh phí hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ dân miền núi nhằm tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, hầu hết số tiền hỗ trợ này chảy vào túi các lãnh đạo  xã...