Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Bồi thường oan sai gần 500 triệu đồng cho 7 người ở Sóc Trăng

 

 

 Sáng 14-1, đại diện VKSND tỉnh Sóc Trăng đã chi trả bồi thường cho hai trong số bảy thanh niên ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng bị bắt oan do nghi ngờ tham gia giết người cướp của. 
Trần Văn Đỡ và Khâu Sóc với số tiền bồi thường trên tay - Ảnh: Phương Nguyên
Trần Văn Đỡ (trái) và Khâu Sóc với số tiền bồi thường - Ảnh: Phương Nguyên

Hai thanh niên nhận tiền bồi thường là Trần Văn Đỡ và Khâu Sóc. Trần Văn Đỡ được bồi thường trên 74 triệu đồng, còn Khâu Sóc được bồi thường trên 72 triệu đồng. Do trước đó VKS đã cho hai thanh niên này tạm ứng mỗi người 20 triệu đồng nên lần này VKS chi trả số tiền còn lại.

Đây là số tiền mà VKS bồi thường tổn thất tinh thần và thiệt hại thu nhập thực tế trong thời gian bị bắt tạm giam theo chỉ đạo của VKSND tối cao.

Theo thông tin từ VKSND tỉnh Sóc Trăng, việc chi trả sẽ kéo dài cho đến ngày mai 15-1.

Chiều nay Trần Hol, người bị công an Sóc Trăng bắt tạm giam và xem là đối tượng giết người cũng được mời chi trả bồi thường.

Người được bồi thường cao nhất trên 74 triệu đồng, còn thấp nhất là trên 66 triệu đồng. Tổng số tiền mà VKSND tỉnh Sóc Trăng phải bồi thường oan sai cho 7 thanh niên lên đến gần 500 triệu đồng.

Hiện VKSND tỉnh mới nhận được đơn yêu cầu xin lỗi công khai tại nơi cư trú của Khâu Sóc, các thanh niên còn lại chưa có yêu cầu này và VKSND tỉnh đang xem xét việc xin lỗi đối với Khâu Sóc.

Theo hồ sơ vụ án, ngày 6-7-2013, người dân xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề phát hiện thi thể xe ôm Lý Văn Dũng nằm chết trên đường.

Quá trình truy tìm thủ phạm, công an Sóc Trăng bắt tạm giam các nghi can Trần Hol, Thạch Mươl, Trần Văn Đỡ, Trần Cua, Thạch Sô Phách và Khâu Sóc (cùng ngụ huyện Trần Đề) để điều tra hành vi giết người. Bạn gái của Đỡ là Nguyễn Thị Bé Diễm (28 tuổi, nhân viên quán nhậu) cũng bị bắt về hành vi không tố giác tội phạm.

Khi vụ án sắp kết thúc điều tra thì tháng 12-2013, Lê Thị Mỹ Duyên (ngụ TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) đến cơ quan công an tại TP.HCM đầu thú. Người này thừa nhận đã thông đồng với Phan Thị Kim Xuyến (16 tuổi, ngụ huyện Trần Đề) để giết ông Dũng cướp tài sản. Sau khi di lý cả 2 về Sóc Trăng điều tra làm rõ, VKSND tỉnh Sóc Trăng ký các quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với 7 bị can đã bắt trước đó và tất cả được đình chỉ điều tra. 

Ba tháng trước Xuyến bị TAND tỉnh Sóc Trăng phạt 12 năm tù về tội giết người và cướp tài sản. Đối với Duyên, lúc xảy ra vụ án, người này chưa đủ 14 tuổi nên cơ quan tố tụng ở Sóc Trăng đưa vào trường giáo dưỡng.

Liên quan vụ việc, cơ quan điều tra VKSND tối cao đã bắt tạm giam nguyên thiếu tá - điều tra viên Nguyễn Hoàng Quân và nguyên đại úy Triệu Tuấn Hưng về hành vi dùng nhục hình. Ông Phạm Văn Núi (nguyên kiểm sát viên VKSND tỉnh Sóc Trăng) bị khởi tố, cho tại ngoại về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cơ quan điều tra, Quân và Hưng sử dụng còng số 8 treo 2 tay Thạch Sô Phách, Trần Văn Đỡ vào khung sắt cửa sổ phòng làm việc rồi dùng tay, chân đấm đá. Hai người này còn dùng dùi cui cao su đánh nhiều lần vào người Thạch Mươl, Khâu Sóc. Những hành vi này khiến 4 thanh niên không phạm tội phải khai nhận có giết ông Dũng. 

Đối với ông Núi, khi được phân công thụ lý vụ án đã không làm đúng trách nhiệm theo quy định. Cụ thể, ông không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để phát hiện các mâu thuẫn trong tài liệu, chứng cứ đã thu thập để yêu cầu điều tra kịp thời. Khi những nghi can không nhận tội và khai báo chứng cứ ngoại phạm nhưng kiểm sát viên này đã không tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để làm rõ sự thật mà lại đề xuất lãnh đạo phê chuẩn quyết định khởi tố và lệnh bắt khiến 7 người bị oan sai.

Khâu Sóc nhận tiền bồi thường oan sai - Ảnh: Phương Nguyên


Khâu Sóc nhận tiền bồi thường oan sai - Ảnh: Phương Nguyên

 

Trả tiền cho Trần Văn Đỡ - Ảnh: Phương Nguyên


Trả tiền cho Trần Văn Đỡ - Ảnh: Phương Nguyên

Theo: tuoitre.vn

Xem thêm:
 

Kỷ luật hàng loạt cán bộ vì sự cố uy hiếp an toàn bay
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký quyết định kỷ luật các lãnh đạo và cán bộ Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) và Cục Hàng không. 
 
Giận chồng, vợ đốt chết con
 Chỉ vì gọi điện chồng không bắt máy, Hương mua xăng tẩm lên người mình và con gái châm lửa đốt để hai mẹ con cùng chết. Con gái tử vong, còn Hương được cứu sống.
 
Hơn 3.000 người sập bẫy sàn vàng ảo, mất hàng trăm tỷ đồng
Ham lãi suất cao, hơn 3.000 nhà đầu tư rót 270 tỷ đồng vào công ty HGI để 'đánh' vàng ảo đứng trước nguy cơ mất trắng do phần lớn tiền trên bị đem đầu tư lĩnh vực khác.
 
Liên đoàn Luật sư Việt Nam đang làm việc với LS Võ An Đôn
Tổ công tác của Liên đoàn Luật sư (LS) Việt Nam do LS Phan Trung Hoài, Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ quyền lợi LS của Liên đoàn, làm tổ trưởng đang làm việc với LS Võ An Đôn để xem xét vụ việc liên quan đến luật sư Võ An Đôn. 
 
Doanh nhân làm chính trị, được và mất?
Cái gì của Caesar hãy trả cho Caesar, cái gì là đặc trưng của doanh nhân hãy trả lại cho họ.
 
Cán bộ xã “ăn”... bò, lợn nông thôn mới
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Khánh Hòa đã rót kinh phí hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ dân miền núi nhằm tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, hầu hết số tiền hỗ trợ này chảy vào túi các lãnh đạo  xã...
 
Làm rõ các vụ chết khi tạm giam, tạm giữ
 Đoàn giám sát oan sai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất quan tâm đến các vụ chết trong trại tạm giam, nhà tạm giữ và các trường hợp đình chỉ điều tra tại Phú Yên.
 
Chú rể tử nạn trước ngày cưới, cô dâu đòi tự tử
Trở về nhà ít phút sau khi gặp gỡ, Phương nhận tin chồng cùng nhiều người bạn tử nạn. Cô gái 19 tuổi suy sụp đòi tự tử.  
 
Bi kịch cha ruột biến con gái thành nô lệ tình dục suốt 15 năm
Chưa đầy 13 tuổi, người phụ nữ tội nghiệp Hồ Thị D. đã bị cha ruột say rượu hãm hiếp. Cũng từ đó, chị chấp nhận làm nô lệ tình dục cho người cha thú tính. Trong 15 năm sống như “vợ chồng” với cha, chị D. đã sinh hạ bốn người con, tất cả đều là “thành quả” của gã “ông ngoại” đốn mạt. 15 năm làm “vợ” của… cha
 
Khóc với luật một đằng, hướng dẫn một nẻo
 Người dân, doanh nghiệp thường xuyên rơi vào tình trạng “khóc dở, mếu dở” với các quy định quản lý khi thông tư, công văn hướng dẫn cho luật, nghị định rất xa tinh thần của luật.