Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » 'Bỏ tử hình là nương tay với quan tham nhũng'

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ là chưa phù hợp, dẫn đến cách hiểu là pháp luật nương tay với các quan chức tham nhũng.

Vấn đề hạn chế hình phạt tử hình được Bộ trưởng Tư pháp nêu khi trình bộ luật Hình sự sửa đổi tại phiên họp QH chiều nay. Ông cho hay, phương án đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với các tội danh cụ thể vẫn còn có ý kiến khác nhau.

tham nhũng, tử hình, tham ô, hối lộ, bộ trưởng tư pháp, Hà Hùng Cường

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường

Loại ý kiến thứ nhất nhất trí đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 7,5 tội trong số 22 tội danh có quy định hình phạt tử hình trong BLHS hiện hành. Đó là các tội: cướp tài sản; phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người, tội phạm chiến tranh.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị bỏ hình phạt tử hình thêm 3 tội danh. Đó là tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tham ô tài sản và tội nhận hối. Bởi vì, suy cho cùng thì các tội phạm này mang tính chất kinh tế, vì vụ lợi, người thực hiện hành vi phạm tội này nhằm mục đích thu lợi.

“Chính phủ thấy rằng, hiện nay chúng ta đang nỗ lực đấu tranh không khoan nhượng tệ nạn tham nhũng. Nhiều biện pháp đã được ban hành nhưng chưa có hiệu quả. Việc đặt vấn đề bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ - hai tội phạm tham nhũng đặc trưng nhất, nghiêm trọng nhất là chưa phù hợp, sẽ dẫn đến cách hiểu là pháp luật nương tay với các quan chức tham nhũng”, ông Cường nhấn mạnh.

 
 

Bỏ 7/22 tội danh tử hình

UB Tư pháp, cơ quan thẩm tra bộ luật, tán thành định hướng tiếp tục hạn chế hình phạt tử hình. Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, việc giảm bớt số tội danh có hình phạt tử hình hiện còn ý kiến khác nhau. Trong đó đa số ý kiến của các thành viên UB này tán thành việc bỏ 7/22 tội danh có hình phạt tử hình như dự thảo.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng chưa nên bỏ hình phạt tử hình đối với các tội: phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, tội chống loài người, tội phạm chiến tranh. Vì đây là loại tội nghiêm trọng nhất trong các tội đặc biệt nghiêm trọng. Xét về ý nghĩa chính trị, chừng nào còn duy trì hình phạt tử hình thì không nên bỏ hình phạt tử hình ở các tội danh này.

Ông Hiện cho hay, riêng về trường hợp không áp dụng, không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về các tội có mục đích kinh tế thì quy định còn thiếu cụ thể. Quy định như vậy có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau và không bảo đảm tính khả thi.

"Ví dụ như thế nào là “khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm”? Loại tội phạm nào là tội phạm “có mục đích kinh tế”, có bao gồm các tội phạm về ma túy hay không? Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ hơn vấn đề này" - cơ quan thẩm tra nêu.

Theo: Theo vietnamnet.vn

Xem thêm: 
 

Câu chuyện cháu nội của cố Tổng bí thư Lê Duẩn du học ở Mỹ
  Ngay trong thời khắc chiến tranh tàn khốc nhất, bom đạn từ B.52 của Mỹ rơi khắp phố phường Hà Nội, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã có tầm nhìn xa tới sau cuộc chiến tranh. Ông xác định: “Mỹ sẽ là bạn hàng lớn của Việt Nam…”.
 
37 năm cống hiến, về nghỉ hưu lương vẫn không đủ sống
  Cho ý kiến về điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), đại biểu Phạm Huy Hùng (đoàn Hà Nội) cho rằng, khi về hưu nhiều người được nhận lương hơn 1 triệu đồng không giải quyết được việc gì, còn cán bộ cao cấp 37 năm công hiến sau đó về nghỉ cũng chỉ được lương vài triệu không đủ sống. 
 
Bị tai nạn giao thông, bỏ mặc bạn đến chết
   Đại tá Tống Đức Chiêm, Trưởng Công an huyện Thuận Châu, Sơn La cho biết, cơ quan CSĐT vừa làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn xã Tông Cọ, Thuận Châu khiến một người bị tử vong. Theo thô
 
Xét xử vụ nổ mìn trên xe khách: Bị cáo ngất xỉu trước tòa
Khi chủ tọa đang thực hiện thủ tục hỏi lí lịch người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án thì bị cáo Lê Đức Đệ ngất xỉu, ngã xuống nền nhà. Do tình trạng sức khỏe của Đệ không đảm bảo, ảnh hưởng đến quá trình xét xử nên HĐXX tuyên hoãn phiên tòa.
 
Thủ tướng: Buôn lậu hoành hành do cán bộ tiếp tay, bảo kê
  “Cán bộ bao che, tiếp tay, bảo kê cho buôn lậu chứ các đối tượng cầm đầu không tài giỏi đến mức các cơ quan chức năng không biết và không xử lý được” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ và yêu cầu các cơ quan chức năng phải phát hiện, điều tra, triệt phá cho được những đối tượng cầm đầu các đường dây buôn lậu. Chiều 21/5
 
Đại úy CSGT bắn trạm phó Suối Tre hầu tòa
Sáng 21/5, vẫn chiếc áo sơ mi cộc tay và quần tây đen, trông nguyên đại úy CSGT Ngô Văn Vinh - người bắn chết Trạm phó Suối Tre - khá bình thản và mập hơn so với lần ra tòa trước.
 
Người mẹ vứt con đẻ xuống sông lĩnh án chung thân
Sau hai lần cho đi đứa con đẻ nhưng không được vì cháu bé mắc bệnh nan y, nhận lại con, Mến đã mang con ném xuống sông. Với hành vi vô nhân tính của mình, Mến đã phải lĩnh án chung thân.
 
Giám đốc bị bắt giam oan sai 243 ngày đòi bồi thường 6,9 tỷ đồng
Dân trí Từ một lá đơn nặc danh tố cáo ông Điền lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cơ quan CSĐT Công an TP. Buôn Ma Thuột và Viện KSND TP. Buôn Ma Thuột đã khởi tố bắt tạm giam ông 243 ngày oan sai. Ông Điền đã khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường
 
Vụ sập giàn giáo 13 người chết: Khởi tố 2 chỉ huy người Hàn Quốc
Sáng 19/5, cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng người Hàn Quốc về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động" trong vụ sập giàn giáo tại công trường Formosa làm 13 người chết, 29 người bị thương.
 
Khởi tố vụ án cô dâu bị giết trước khi về nhà chồng
Công an tỉnh Nam Định đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Phạm Thế Anh (trú tại thôn Mỹ Lộc, xã Yên Phương, huyện Ý Yên) về tội giết người.