Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Bình đẳng trong tranh tụng: Chuyện bắt buộc!

 

Làm sao để đảm bảo sự bình đẳng trong tranh tụng giữa các bên buộc tội và bên gỡ tội là nội dung được quan tâm tại hội thảo định hướng sửa đổi toàn diện BLTTHS do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức ở Đà Nẵng ngày 23-12.

Theo Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, tranh tụng phải bắt đầu kể từ khi có hoạt động buộc tội chứ không đơn thuần chỉ là hoạt động tranh luận tại phiên tòa. Có buộc tội thì có nhu cầu kiểm tra, bổ sung chứng cứ, tranh luận, phản biện lẫn nhau. Do đó việc bảo đảm tranh tụng là tạo ra và bảo đảm cho các chủ thể thực hiện tốt chức năng tố tụng của mình.

Thiếu bình đẳng

Nhiều chuyên gia nhận xét hiện nay hoạt động tranh tụng ở nước ta chưa đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên buộc tội và gỡ tội.

Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương Trần Văn Độ nói tranh tụng mà một bên nhân danh nhà nước, còn một bên chỉ là người tham gia tố tụng thì “ngay cái tên cũng đã thấy không ngang hàng”. Theo ông Độ, khoảng 70% phiên tòa hình sự hiện nay vắng mặt nhân chứng, trong khi luật sư không hề hay biết gì về việc ghi nhận lời khai của nhân chứng trước đó. Ra tòa, dù nhân chứng khai sai sự thật nhưng bị cáo cũng không có quyền được hỏi nhân chứng mà chỉ được đề nghị chủ tọa hỏi. “Như vậy là có tranh tụng nhưng không có bình đẳng” - ông Độ nói.

Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn cũng đồng tình rằng rất nhiều phiên tòa hiện nay vắng nhân chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc những chủ thể này vắng mặt tại phiên tòa khiến tính chất tranh tụng không được đảm bảo. Mặt khác, việc hoãn hay tiếp tục xét xử khi vắng nhân chứng, vắng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là tùy vào HĐXX, dẫn đến sự tùy tiện. Vì vậy BLTTHS cần có quy định chặt chẽ hơn.

Luật sư đang tranh luận với kiểm sát viên tại một phiên tòa hình sự. Ảnh: HTD

 

Bảo đảm quyền bào chữa

Theo luật sư Võ Văn Nam (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Định), cần phải bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam trong việc nhờ người bào chữa, bởi hiện nay rất nhiều luật sư bị cơ quan điều tra làm khó, từ chối cho tham gia tố tụng. Cần phải cố gắng tăng số lượng án có luật sư tham gia để đảm bảo tranh tụng và hạn chế việc khi ra tòa, bị cáo nói bị ép cung, mớm cung bởi nếu có luật sư tham gia từ đầu sẽ không thể xảy ra chuyện này.

Theo quy định hiện hành, chỉ người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ mới có quyền nhờ luật sư. Luật sư Nam cho rằng quy định như vậy sẽ không đảm bảo. Chẳng hạn, nếu người bị tạm giữ, tạm giam là người mồ côi, chưa có vợ (chồng) thì làm sao có người đại diện hợp pháp ở ngoài để mời luật sư. Bản thân họ thì đang bị tạm giữ, tạm giam thì làm sao có điều kiện mời luật sư. Do đó chỉ nên quy định là “người thân” hoặc “người khác” thay vì “người đại diện hợp pháp” để mở rộng quyền nhờ người bào chữa cho họ.

Luật sư Phan Trung Hoài (Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam) cho biết ông đang có 20 đơn bị can từ chối luật sư nhưng cả 20 vụ này, sau giai đoạn điều tra thì bị can đều quay lại nhờ luật sư. “Như vậy việc từ chối luật sư có khách quan không? Liệu có đảm bảo quyền cho bị can ở đây không? BLTTHS cần sửa đổi theo hướng cho luật sư vào cùng điều tra viên hoặc luật sư vào gặp trực tiếp để hỏi bị can xem có cần luật sư hay không thì sẽ đảm bảo quyền lợi của bị can hơn”.

Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng đồng tình: “Không thể có tranh tụng nếu không bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội. Chỉ cần quyền bào chữa được bảo đảm là đã thực hiện nguyên tắc tranh tụng trên thực tế. BLTTHS cần bổ sung là ngoài người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì cả người bị bắt cũng phải được bảo đảm quyền bào chữa”.

Tuân thủ nguyên tắc suy đoán vô tội

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cũng đề nghị cần phải tuân thủ nguyên tắc suy đoán vô tội. Nếu cơ quan tố tụng không chứng minh được hành vi phạm tội thì cần tuyên bố không phạm tội chứ không nên trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc hủy án… quá nhiều lần khiến thân phận bị can, bị cáo lơ lửng.

Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn nhấn mạnh: “Cần phải quy định cụ thể rằng khi chứng cứ buộc tội không đầy đủ thì tòa phải tuyên là không đủ căn cứ buộc tội chứ không thể kéo dài bằng cách trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Điều tra bổ sung mãi rồi mà vẫn không chứng minh được tội phạm thì phải tuyên không đủ căn cứ buộc tội là hoàn toàn hợp lý”.

Quyền thu thập chứng cứ

BLTTHS sửa đổi cần quy định người bị buộc tội có quyền đưa ra chứng cứ thay vì chỉ có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Người bào chữa cũng có quyền thu thập chứng cứ thay vì chỉ có quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết như hiện nay.

Ông NGUYỄN HÒA BÌNHViện trưởng VKSND Tối cao

Quyền của luật sư

Luật sư phải được gặp gỡ, hỏi thân chủ của mình trong quá trình tạm giam. Luật sư phải có quyền có mặt khi điều tra viên lấy lời khai thân chủ và cả nhân chứng.

Ông TRẦN VĂN ĐỘChánh án 
Tòa án Quân sự Trung ương

Ngăn chặn bức cung

Phải làm sao để người dân thấy yên tâm về việc được xử lý đúng luật. Vì vậy, theo tôi cần phải đưa ra được các biện pháp làm sao để ngăn chặn việc bức cung, nhục hình.

Ông TRẦN VĂN DŨNGVụ Pháp luật 
hành chính - hình sự (Bộ Tư pháp)

Theo: plo.vn
Xem thêm:
 
Nhân chứng “đặc biệt” hé lộ manh mối về hung thủ 4 tháng giết 4 người
Trong vòng 4 tháng qua, những vụ giết người cướp tài sản liên tiếp diễn ra tại các tỉnh Quảng Ngãi, Hải Phòng, Bà Rịa- Vũng Tàu. Không một nhân chứng nào nhận dạng được hung thủ bởi sau khi gây án, hắn đã nhanh chân tẩu thoát. Tuy nhiên, bằng sự mưu trí và kiên quyết của mình, lực lượng cảnh sát điều tra PC45 Bà Rịa- Vũng Tàu đã nhanh chóng bắt được hung thủ từ những manh mối...
 
Điều 'mờ ám' trong vụ Huyền Như: Nuốt ngàn tỉ, chỉ thu hồi trăm tỉ
 Thu lợi bất chính 1.186 tỉ đồng, tòa sơ thẩm chỉ tuyên thu hồi 150 tỉ!
 
Chích điện người tình đến chết vì đòi tiền sau màn… ân ái
Thấy vợ con đi vắng, Chín rủ người tình sang nhà để quan hệ. Sau khi thoả mãn xong, người tình xin tiền, Chín không cho liền bị ăn mắng. Bực tức, Chín chích điện người tình cho đến chết.
 
Logic giản dị của Bộ trưởng Hà Hùng Cường
Trước nghị trường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, có lẽ là không vô tình khi kể lại câu chuyện ở Hàn Quốc. Ấy là mức độ “báo động đỏ” khi số lượng văn bản lên đến 15.000. Một ủy ban rà soát do đích danh tổng thống đứng đầu ngay lập tức đã được lập ra, và con số 15.000 đã được thu hẹp xuống chỉ còn 5.000 văn bản sau đó. “Giảm như vậy thì đất nước mới phát triển được”- ông...
 
Thêm một tử tù kêu oan
Ðó là tử tù Nguyễn Văn Chưởng (31 tuổi, quê Hải Dương) đang chờ thi hành án tử hình tại trại tạm giam Trần Phú, TP Hải Phòng.
 
2 trộm chó bị đánh chết: Khởi tố vụ án
 
 
Luật sư phân tích dấu hiệu
 Phiên xử vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” này được TAND quận Hoàn Kiếm ấn định vào ngày 10/12 đã bị hoãn. Theo luật sư, phiên tòa không được tiến hành vì có rất nhiều “uẩn khúc” có dấu hiệu “oan sai” mà trong quá trình điều tra bổ sung vẫn không cung cấp thêm được tài liệu, chứng cứ mới...  
 
“Ngáo đá”, thanh niên tra tấn người yêu bằng dao
Lên cơn ngáo đá, Ngọc cho rằng người yêu phản bội mình nên nhốt người yêu trong nhà rồi tra tấn bằng dao.
 
Bị cáo, luật sư được thu thập chứng cứ?
 Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo đang bị hạn chế là một trong các vấn đề chính được nêu trong hội thảo định hướng sửa đổi toàn diện BLTTHS do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức ngày 22-12 tại TP Đà Nẵng.
 
Chủ tọa vụ Huyền Như: ‘Khi đi thì bắc cầu, khi về thì đi thẳng’
Cũng trong buổi sáng 18-12, sau phần xét hỏi liên quan đến nguyên đơn dân sự Navibank, HĐXX chuyển sang phần kháng cáo của Ngân hàng ACB.

Thống kê ngày

Có 32 người online (0 thành viên và 32 khách).
Thành viên:
Chúc mừng sinh nhật:
Tìm luật sư giỏi | Tin tức pháp luật | Tư vấn pháp luật | Dịch vụ luật sư | Luật sư tranh tụng | Luật sư riêng | Tư vấn luật sở hữu trí tuệ | Tư vấn luật đầu tư | Tư vấn luật đất đai, nhà ở | Tư vấn pháp luật thuế | Tư vấn, đàm phán, soạn thảo hợp đồng | Tư vấn luật hình sự | Luật sư bào chữa | Tư vấn luật hôn nhân, thừa kế | Tư vấn thường xuyên doanh nghiệp | Soạn thảo, làm chứng di chúc| Thủ tục mua bán, chuyển nhượng bất động sản...
LUẬT SƯ VIỆT NAM - TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT
             VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP

Trụ sở chính: Số 65B phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoai:  0437 327 407 - 0977 999 896
Fax: 043 732 7407
Email    : luatsuchinhphap@gmail.com  
Website: luatsuchinhphap.hanoi.vn - Trungtamtuvanphapluat.vn
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 01010794/ĐKHĐ do Sở tư pháp thành phố Hà Nội cấp ngày 31/5/2012, cấp đổi ngày 06/11/2015;
Mã số thuế: 0105916551
Chịu trách nhiệm pháp lý:   Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường
Điện thoại: 0977999896

 

khung anh

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Luật sư bào chữa, tham gia tố tụng trong các vụ án: Hình sự - Dân sự (đất đai, nhà ở, xây dựng, hợp đồng..) - Lao động - Hành chính - Hôn nhân, thừa kế - Kinh doanh & thương mại...Tham gia giải quyết các tranh chấp kinh tế thông qua thương lượng, đàm phán, trọng tài thương mại.
- Luật sư tư vấn pháp luật: Chỉ ra tình trạng pháp lý và cung cấp các giải pháp pháp lý trong tất cả các lĩnh vực pháp luật. 
- Dịch vụ pháp lý khác: Thu hồi nợ; Luật sư riêng; Soạn thảo hợp đồng, văn bản; Soạn thảo và làm chứng di chúc...Thực hiện các thủ tục hành chính, pháp lý như: Mua bán, chuyển nhượng bất động sản, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký kinh doanh...

Chịu trách nhiệm về nội dung -  Trưởng Văn phòng: Tiến sĩ - Luật sư Đặng Văn Cường
Copyright© 2012 chinhphaplawyer
Khung anh
Bản đồ