Tại hội thảo, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đánh giá chứng cứ là phương tiện để tìm đến chân lý của vụ án hình sự. Các giai đoạn tố tụng được mở ra và kết thúc đều hướng đến việc tìm kiếm, làm rõ chứng cứ. Tuy nhiên, BLTTHS hiện hành lại mới chỉ ghi nhận một số nguồn được xem là chứng cứ như vật chứng, lời khai, kết luận giám định, biên bản hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Mở rộng chủ thể được thu thập chứng cứ
Cụ thể, BLTTHS quy định chỉ những thông tin chứa đựng trong các nguồn nêu trên mới có giá trị chứng minh. Những thông tin khác dù thỏa mãn yêu cầu về tính xác thực, tính liên quan đến sự việc phạm tội nhưng không được phản ánh từ các nguồn mà BLTTHS đã quy định thì cũng không được công nhận là chứng cứ nên đã dẫn đến nhiều bất cập.
Ngoài ra, việc BLTTHS không quy định quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa, quyền cung cấp chứng cứ của người bị buộc tội đã làm cho quá trình tranh tụng trở nên không thực chất và kém thuyết phục.
Để khắc phục, ông Bình cho rằng cần phải mở rộng quyền thu thập chứng cứ cho những người tham gia tố tụng. Theo đó, không chỉ các cơ quan tố tụng mới có quyền thu thập chứng cứ mà cả những chủ thể tham gia tố tụng khác như người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, luật sư… cũng có quyền thu thập chứng cứ.
Cần mở rộng quyền thu thập chứng cứ cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, luật sư. Ảnh minh họa: HTD
Bị can, bị cáo được đọc, sao chụp hồ sơ
Theo quy định hiện hành, chỉ luật sư mới có quyền sao chụp hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra. Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng quy định này không đảm bảo quyền của bị can, bị cáo. Bởi lẽ nếu luật không cho họ biết cơ quan tố tụng đang dựa vào nguồn chứng cứ nào để buộc tội họ thì làm sao họ có thể thực hiện tốt quyền tự bào chữa cho mình?
Theo bà Nguyễn Thị Thủy (Phó Viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát VKSND Tối cao), cần sửa đổi BLTTHS theo hướng cho bị can, bị cáo có quyền sao chụp, đọc, nghiên cứu hồ sơ vụ án. Bà Thủy còn lấy ví dụ một số quốc gia mã hóa chứng cứ trên trang web và có mật mã. Khi nào bị can, bị cáo, luật sư yêu cầu thì cơ quan chức năng sẽ cung cấp mật mã để họ có thể truy cập xem chứng cứ mọi lúc, mọi nơi. “Việt Nam cũng nên học hỏi để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho bị can, bị cáo” - bà Thủy nhấn mạnh.
Bị can, bị cáo có quyền im lặng
Cạnh đó, theo nhiều đại biểu, BLTTHS hiện hành có quy định trong giai đoạn xét xử, bị cáo có quyền không trả lời các câu hỏi nhưng lại không chính thức quy định “im lặng” là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trong khi đó, BLHS thì quy định “thật thà khai báo” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Từ đó, nhiều người tiến hành tố tụng đã đánh giá rằng việc bị can, bị cáo “im lặng” là không thật thà khai báo, không ăn năn hối cải và coi đó như một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Chánh án Tòa án quân sự Trung ương Trần Văn Độ nhận xét: “Hiện nay, theo quy định thì việc bị can, bị cáo không khai báo không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Nhưng thực tiễn xét xử, nếu bị cáo không nhận tội thì không được hưởng án treo. Vậy là như tình tiết tăng nặng rồi còn gì”.
Theo ông Độ, các cơ quan tố tụng không nên xem việc im lặng là yếu tố bất lợi của bị can, bị cáo. Bởi lẽ bị can, bị cáo có quyền không khai báo hành vi phạm tội của mình, tức họ cũng có quyền không tự khai báo những chứng cứ chứng minh họ phạm tội hoặc gây bất lợi cho họ.
Cần quy định về chứng cứ điện tử Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển và tội phạm về công nghệ thông tin cũng bắt đầu tăng dần. Ngoài xã hội có loại tội phạm gì thì trên mạng thông tin toàn cầu có loại tội phạm đó, từ trộm cắp, lừa đảo, khủng bố đến giết người… Vì vậy, BLTTHS cần bổ sung quy định về nguồn dữ liệu chứng cứ điện tử. Đây được xem là nguồn chứng cứ quan trọng và đặc thù. Điều đáng lưu ý là dữ liệu điện tử là những ký tự được lưu giữ trong thiết bị điện tử như máy tính, máy ảnh, máy phôtô, mạng Internet… mà từ đó có thể cho ra chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh… phản ánh sự kiện phạm tội. Những dữ liệu điện tử này rất dễ bị tẩy xóa, sửa chữa, thay đổi, hủy bỏ do cố ý hoặc vô ý. Do vậy, quá trình sửa đổi BLTTHS cần phải quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu thập, phục hồi, phân tích dữ liệu điện tử, thủ tục thu giữ phương tiện điện tử cũng như việc chặn, thu giữ dữ liệu điện tử trên đường truyền trên mạng. Viện trưởng VKSND Tối cao NGUYỄN HÒA BÌNH Giám định tài sản trước khi tạm giữ Đề cao quyền nhân thân, quyền con người của bị can, bị cáo cũng phải đề cập đến việc bảo vệ tài sản của họ. Có thể họ có tài sản trị giá cả tỉ bạc, khi họ bị khởi tố thì cơ quan tố tụng tạm giữ. Sau một vài năm, khi cơ quan tố tụng trả lại thì tài sản đó đã bị hư hỏng, mất chất lượng… Vậy tại sao BLTTHS không quy định là trước khi tạm giữ tài sản thì nên giám định về chất lượng tài sản, giá trị tài sản… để sau này khi cơ quan tố tụng trả lại, nếu tài sản không còn đảm bảo thì họ có quyền khởi kiện để đòi bồi thường. TS TRẦN VĂN DŨNG, Vụ Pháp luật Hành chính - Hình sự |
Cũng trong buổi sáng 18-12, sau phần xét hỏi liên quan đến nguyên đơn dân sự Navibank, HĐXX chuyển sang phần kháng cáo của Ngân hàng ACB.
|
|
Ngày 18-12, phiên xử phúc thẩm “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như bước vào phần gay cấn khi ngân hàng Navibank, nguyên đơn dân sự đòi VietinBank trả tiền.
|
|
“Vũ Thị Thúy Liễu bị khởi tố tội “bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 134 Bộ luật hình sự với hình phạt từ 5 đến 12 năm tù”, luật sư Cường chia sẻ.
|
|
Với màn kịch đóng giả thầy bói “cắt tiền duyên’ trên mạng, Bùi Đăng Linh đã lợi dụng sự nhẹ dạ, mê tín của một nữ sinh viên để chiếm đoạt thân xác, sau đó tống tiền nữ sinh. Chiêu “xem bói trên mạng” đang khiến nhiều người tiền mất, tật mang…
|
|
Theo các chuyên gia, hiện nay không có quy định nào cho phép người chưa được bổ nhiệm làm kiểm sát viên tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự như một kiểm sát viên…
|
|
Chỉ vì lời qua tiếng lại trên bàn tiệc cưới, ông Cao Văn Cối (57 tuổi, trú tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã dùng dao đoạt mạng một thanh niên trẻ. Cái chết của nạn nhân một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về những vụ án mạng xảy ra do rượu.
|
|
Trong hội thảo về án lệ do TAND Tối cao tổ chức tại TP.HCM hai ngày 15 và 16-12, nhiều ý kiến cho rằng áp dụng án lệ tại Việt Nam là cần thiết nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nước ta.
|
|
Theo lịch, 1 giờ 30 chiều nay (17-12), TAND tỉnh Lâm Đồng mở phiên tòa phúc thẩm xử vụ án “Đố ai đếm được cây rừng”.
|
|
Tại cơ quan công an, Vũ Thị Thúy Liễu (44 tuổi) đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình và khai mục đích phía sau hành vi bắt cóc cháu Nguyễn Thanh Hằng (4 tuổi).
|
|
Sáng 15-12, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã xử sơ thẩm vụ án Đinh Trọng Thúc, cùng bảy bị cáo khác về tội hủy hoại tài sản
|