Trang chủ » Bảo mật thông tin » ÁP DỤNG ÁN LỆ Ở VIỆT NAM CÓ PHÙ HỢP HAY KHÔNG ?

ÁP DỤNG ÁN LỆ Ở VIỆT NAM CÓ LÀM THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM TƯ PHÁP ?

I. Án lệ là gì ?

Trong tiếng Anh, án lệ là "precedent”, thuật ngữ này phát sinh từ hệ thống thông luật (common law) với hệ thống quan điểm lý luận pháp lý khác biệt hẳn với hệ thống dân luật (civil law). Vì vậy, án lệ sẽ không dễ dàng để được tiếp nhận đối với các luật gia, nhà nghiên cứu ở các nước thuộc hệ thống dân luật.

Theo từ điển Black’s Law thì án lệ được hiểu như sau:

1. Án lệ là việc làm luật của tòa án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình xét xử; 2. Vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này ”.

Từ đó, có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của án lệ như sau:

Thứ nhất, án lệ do tòa án tạo ra trong qua trình xét xử nên nguồn luật án lệ còn được gọi là luật được hình thành từ vụ việc ("case law”) hay luật do thẩm phán ban hành ("judge make law”). Trong khi đó, nguồn luật văn bản chủ yếu được tạo ra bằng con đường nghị viện ban hành. Những lập luận cho việc lý giải tại sao lại trao thẩm quyền làm luật cho tòa án hay nghị viện đều có những lý lẽ hợp lý riêng. Các luật gia của hệ thống dân luật cho rằng, pháp luật không nên tạo ra từ các phán quyết của cácthẩm phán bởi họ không đủ thời gian để đưa ra các quy định chung mang tính công minh. Các quy phạm pháp luật phải là sản phẩm của tư duy trên cơ sở tổng kết thực tiễn, phù hợp với các điều kinh tế, chính trị, đạo đức chứ không phải là các quyết định nhất thời của các thẩm phán. Pháp luật nên được tạo ra bằng trí tuệ tập thể, cần phải có sự thận trọng và công việc này thích hợp cho nghị viện. Như vậy, vai trò của tòa án ở các quốc gia này chỉ là người áp dụng pháp luật chứ không phải là người sáng tạo pháp luật. Trong khi đó, các luật gia của hệ thống thông luật cho rằng luật được tạo ra bằng con đường nghị viện sẽ không mang tính thức tiễn cao, khó thay đổi, mang tính khái quát cao và trừu tượng.

Thứ hai, án lệ được hình thành phải mang tính mới. Nghĩa là, đây là quy tắc (ratio) chưa có truớc đó. Một số người nghĩ rằng, vì án lệ được tạo ra bằng con đường tòa án thông qua các vụ việc nên sẽ rất nhiều và mang tính hỗn độn. Thật ra, không phải khi tòa án xét xử bất kỳ vụ việc nào cũng đều tạo ra án lệ. Thông thường, khi có một việc tranh chấp tại tòa thì các thẩm phán cũng như các luật sư sẽ quan tâm đến hai vấn đề: (i) Vấn đề sự kiện (question of fact); (ii) Vấn đề pháp lý (question of law). Đối với các vụ việc đơn thuần chỉ liên quan đến việc xác định chất pháp lý của sự kiện (question of fact) và đã có quy định trong văn bản pháp luật hay tiền lệ trước đó để áp dụng, tòa án không tạo ra án lệ khi giải quyết các vụ việc này. Rất ít các vụ việc liên quan đến vấn đề pháp lý (question of law) cần giải quyết bằng pháp luật mà chưa có quy tắc tiền lệ. Khi này tòa án mới tạo ra án lệ khi giải quyết những vụ việc này.

Ví dụ, vụ Donoghue v Stevenson 1932. Vào năm 1928, cô Donoghue và bạn của cô đến quán cà phê ở Paisley. Bạn của Donoghue đã mua lon nước gừng đục, sau đó chủ quán mở nắp chai và rót vào ly. Sau khi uống Cô Donoghue đã phát hiện trong ly có một cái đinh sét. Sau đó, cô Donoghue đã bị sốc thần kinh và đau dạ dày. Vì vậy, cô ấy đã kiện nhà sản xuất (Stevenson) với lý do đã thiếu trách nhiệm đối với người tiêu dùng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Vấn đề pháp lý ở đây là có một hợp đồng pháp lý phát sinh giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng hay không và người tiêu dùng có quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với nhà sản xuất hay không. Theo lý thuyết về hợp đồng truyền thống của thông luật (privity of contract) thì không thừa nhận quan hệ hợp đồng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng vì nhà sản xuất không ký hợp đồng với người tiêu dùng. Tuy nhiên, cuối cùng thượng nghị viện Anh (House of Lords) đã đưa ra phán quyết buộc nhà sản xuất phải bồi thường cho cô Donoghue theo luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tort law). Từ đây đã hình thành nên quy tắc "ratio” về nghĩa vụ của nhà sản xuất (duty of care) đối với người tiêu dùng.

Thứ ba, kỹ thuật xây dựng và vận hành là dựa vào yếu tố tương tự. Xuất phát từ tư tưởng công bằng của nhà triết học Aristote là "Các trường hợp giống nhau phải được xử lý như nhau” (Like cases must be decided alike), các luật gia thông luật sử dụng triệt để cách thức này để xây dựng và áp dụng án lệ. Kỹ thuật tư duy đặc thù của thông luật tạo ra án lệ không phải là diễn dịch cũng không phải là quy nạp mà là suy luận tương tự ("analogical thinking’), có nghĩa là lấy tính giống nhau làm tiêu chuẩn hay là cái tuơng tự. Một quy tắc án lệ gọi là "ratio” được hình thành dựa trên ba yếu tố: (i) Các tình tiết của vụ việc (facts); (ii) Lý lẽ hay lập luận (reason); (iii) Quyết định của tòa án (decision). Khi tòa án giải quyết vụ việc đầu tiên chỉ tạo ra hình mâu hay phác thảo nên một quy tắc chứ chưa phải là một quy tắc hoàn hảo, một quy tắc hay nguyên tắc án lệ được hình thành phải trải qua hàng loạt các vụ việc tương tự về sau. Các thẩm phán sau này khi giải quyết một vụ việc cần phải xác định và đánh giá lý lẽ tương tự, nếu vụ việc này tương tự thì sẽ áp dụng lý lẽ trong bản án trước để giải quyết vụ việc hiện tại, nếu không tuơng tự thì không áp dụng.

Ví dụ, vụ Grant v Australia Knitting Mills năm 1936. Nguyên đơn (Grant) đã mua quần áo của công ty Australia Knitting Mills từ người bán lẻ và khi mặc vào đã bị dị ứng da do hóa chất có trong quần áo gây ra. Nên nguyên đơn đã yêu cầu nhà sản xuất phải bồithường và yêu cầu áp dụng quy tắc tiền lệ của vụ việc cô Donoghue. Các thẩm phán của hội đồng xét xử của Ủy ban tư pháp của Vương quốc Anh (Privy Council) đã đưa ra những lý lẽ riêng của mình và tranh luận rất quyết liệt để xác minh vụ việc này giống hay khác với vụ Donoghue v Steveson 1932. Chẳng hạn thẩm phán Greene lập luận dựa vào thuật ngữ control (kiểm soát) để phân biệt vụ việc này với vụ việc Donoghue v Steveson. Sản phẩm mà cô Donoghue sử dụng là lon nước gừng đục, khác hang không thể và không có khả năng phát hiện khiếm khuyết của sản phẩm, điều này dẫn đến trách nhiệm của nhà sản xuất là tất yếu. Trong khi đó, sản phẩm trong vụ Grant v Australia Kntiting Mills là quần áo, khách hang có thể phát hiện những khiếm khuyết của sản phẩm hoặc có những biện pháp an toàn khác khi sử dụng như giawtjtr]ơcs khi mặc vào. Vụ việc Donoghue v Steveson trong quá trình tranh luận, có lẽ có thể đã đưa ra qyt tắc lien quan đến trách nhiệm của nhà sản xuất(‘liability of manufacturers’) có thể bị nghi ngờ là đi quá xa hay là tính khá quát của quy tắc này quá cao.2

3. Một số giá trị cơ bản của nguồn luật án lệ

So sánh với nguồn văn bản pháp luật, theo chúng tôi, có thể chỉ ra một số ưu điểm của án lệ như sau:

Thứ nhất, án lệ mang tính thực tiễn cao. Nghĩa là dựa vào thực tiễn, tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể của đời sống thực tế chứ không phải giải quyết vấn đề bằng các lý thuyết chung chung trừu tượng. Tính thực tiễn của án lệ biểu hiện như sau: (i) Các lý lẽ tạo ra án lệ mang tính nhân tạo chứ không phải mang tính tự nhiên ; (ii) Các luật gia thông luật cố gắng giải thích tinh thần của pháp luật hơn là hình thức từ ngữ của pháp luật.

(i) Quan niệm về lý lẽ hay các quy tắc án lệ trong thông luật mang tính chất nhân tạo chứ không phải là các lý lẽ mang tính tự nhiên. Nghĩa là các lý lẽ hay các quy tắc án lệ không phải sẵn có mà con người phải nghiên cứu, quan sát lâu dài thông qua quá trình tích lũy kinh nghiệm trong thực tế đời sống. Ở khía cạnh này, quan điểm của các luật gia thông luật rất gần với các nhà thực chứng. Về mặt triết lý, lịch sử hệ thống thông luật được hình thành từ hai yếu tố là tập quán (custom) và lý lẽ (reason). Nguồn gốc án lệ ở Anh được hình thành từ các tập quán, ban đầu là các tập quán địa phương và sau đó được các thẩm phán chọn lọc, bổ sung thành pháp luật chung cho toàn vương quốc Anh. Vì vậy, luật pháp thông luật vừa gần với thực tế đời sống, vừa mang tính khách quan. Các thẩm phán thông luật luôn đi tìm những giải pháp để giải quyết những vấn đề cụ thể hơn là đưa ra những lý lẽ theo kiểu lý thuyết suông từ góc nhìn của đạo đức. Vì vậy, thẩm phán là người làm công việc thực tế chứ không phải là các triết gia hay là các nhà lý luận. Điều này cũng thể hiện trong cách thức tuyển chọn thẩm phán ở hai truyền thống pháp luật thông luật và dân luật rất khác nhau. Tiến sĩ Rupert Cross3 chỉ ra sự khác biệt trong việc tuyển chọn thẩm phán ở Anh và Pháp: Thẩm phán ở Anh được lựa chọn từ các luật sư (barrister), đây không là điều kiện bắt buộc khi tuyển chọn thẩm phán ở Pháp; do vậy, các thẩm phán ở Pháp thường trẻ và thiếu kinh nghiệm hơn những đồng nghiệp ở Anh.

(ii) Các quy tắc án lệ của pháp luật thông luật được gọi là các quy tắc không thành văn. Các luật gia của hệ thống thông luật cho rằng, luật do nghị viện làm ra mang tính gián tiếp và cứng nhắc. Khi giải quyết vụ việc thẩm phán cần phải nắm tinh thần của các quy phạm và phải đi tìm kiếm ý định của nhà lập pháp. Vì vậy, thuật ngữ quy phạm pháp luật (legal rule) xa lạ với các luật gia của thông luật, vì họ cho rằng các quy phạm pháp luật được diễn đạt bằng câu chữ càng rõ ràng, chặt chẽ sẽ càng làm cho nó cứng nhắc, khô khan. Pháp luật là công cụ giải quyết của vấn đề của thực tế chứ không thuần túy là vấn đề của sự tranh luận về mặt lý luận hay đạo đức. Vì vậy, nếu thu nhỏ hệ thống luật pháp bằng các quy tắc, tập quán nào đó rồi đưa vào trong các bộ luật hay các văn bản quy phạm pháp luật thìvô hình chung sẽ làm cho pháp luật "chết” chứ không "sống”. Các luật gia thông luật cho rằng, luật pháp không thể hoàn hảo để giải quyết cho mọi truờng hợp trong tuơng lai. Vì vậy, các quy tắc được tạo ra tồn tại trong các bản án trong quá khứ chỉ là những khuôn mâu, mô hình tiền lệ. Các thẩm phán hiện tại phải tìm kiếm giải pháp hợp lý nhất cho vụ việc mình xử lý trên cơ sở cái tiền lệ đã có. Cho nên các quy tắc (ratio) trong pháp luật thông luật được coi là "implicit rulẻ’, nghĩa là các quy tắc ngầm định. Bacon đã viết: "not make the law from the rules, but to make the rules from the existing law that is, the body of argued opinions and decisions’ - tạm dịch: "không làm ra luật từ những quy tắc, mà đưa ra những quy tắc từ luật có sẵn, là toàn bộ những quan điểm và quyết định đã được tranh luận”4. Điều này lý giải tại sao nguồn luật án lệ được gọi là luật không thành văn. Qua đó cho thấy, các luật gia của thông luật không đi tìm hình thức tồn tại bằng từ ngữ cho các quy tắc xử sự mà dường như đi tìm nội dung, tinh thần của luật trong các phán quyết tu pháp truớc đó. Đồng thời nguồn luật án lệ cũng thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt hơn so với nguồn luật văn bản pháp luật

Thứ hai, án lệ có khả năng khắc phục những lỗ hổng pháp luật một cách nhanh chóng và kịp thời. Đời sống xã hội luôn vận động, phát triển còn các quy phạm trong các văn bản pháp luật mang tính ổn định, dân đến hệ quả là luật pháp có thể lạc hậu hay có thể thiếu hụt để giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Để khắc phục tình trạng này, các luật gia dân luật tìm đến những nguồn bổ trợ khác như áp dụng tập quán hoặc sử dụng án lệ. Các án lệ ở các nước dân luật được hình thành chủ yếu thông qua con đường giải thích pháp luật của tòa án tối cao. Khi giải thích pháp luật trong những trường hợp chưa có quy phạm thành văn điều chỉnh, các thẩm phán dựa vào các nguyên tắc nhất định. Ví dụ như, các thẩm phán Pháp dựa vào công lý và lý trí, các thẩm phán Đức thì sử dụng cách thức vô hiệu các quy định cụ thể bằng nguyên tắc chung, các thẩm phán ở các nước Bắc Âu sửdụng quy tắc: "Luật có hại không phải là luật5. Mặc dù, ở mỗi quốc gia có các cách thức khác nhau để khắc phục lỗ hổng pháp luật nhưng suy cho cùng cũng phản ánh vai trò làm luật của tòa án. Trong những truờng hợp này, các bên tranh chấp hay thẩm phán không thể chờ nghị viện bổ sung hay sửa đổi pháp luật. Tương tự vậy, ở các nước thông luật các quy tắc án lệ không thể đầy đủ hoặc hợp lý để giải quyết tất cả các tranh chấp trong xã hội. Các thẩm phán cũng phải tìm kiếm các lý lẽ hợp lý để sửa đổi, bổ sung các quy tắc án lệ hiện có. Tuy nhiên, khi các thẩm phán thực hiện công việc này sẽ nhanh chóng và kịp thời hơn so với nghị viện vì phải trải qua một quy trình và thủ tục lập pháp rất phức tạp.

Trong lĩnh vực pháp luật dân sự của Việt Nam, để khắc phục sự thiếu hụt của văn bản pháp luật thành văn, nhà làm luật cũng đưa ra những cách thức nhất định như áp dụng tập quán hoặc áp dụng tương tự quy định pháp luật6. Cả hai cách thức này đều có thể dân đến hình thành án lệ. Tuy nhiên, để có thể giải quyết vụ việc bằng những cách thức này đòi hỏi thẩm phán phải là người có nhiều kinh nghiệm và có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực khoa học pháp lý.

Thứ ba, án lệ thể hiện tính khách quan và công bằng. Một số người cho rằng, án lệ được tạo ra bởi một vài thẩm phán trong hội đồng xét xử khi xử lý một vụ việc cụ thể nên có thể dân đến tình trạng chủ quan, tùy tiện trong việc tạo ra các quy tắc án lệ. Thật ra, nhận định này mới chỉ nhìn bề ngoài về nguồn luật án lệ và hiểu không đúng về bản chất, tinh thần của học thuyết án lệ (doctrine of stare decisis). Trước hết, một quy tắc án lệ không phải hình thành từ một bản án cụ thể, mà nó phải được hình thành qua hàng loạt các vụ việc tương tự về sau, bản án đầu tiên chỉ là hình mâu phác thảo lên một quy tắc án lệ. Vì vậy, một quy tắc án lệ trong pháp luật thông luật không có tác giả, không có bản quyền cho bất kỳ thẩm phán nào. Hai là, quy tắc án lệ trong pháp luật thông luật là kết quả của quá trình đưa ra những lý lẽ và tranh luận lâu dài. Sự tranh luận được thể hiện thông qua sự tranh luận giữa bên nguyên và bên bị trong vụ việc, giữa các thẩm phán trong hội đồng xét xử, giữa các thẩm phán sau với các thẩm phán trước đó khi họ vận dụng lý lẽ của các phán quyết trước đó. Ba là, quy tắc án lệ phải được thừa nhận là giá trị chung (common value) hay là lý lẽ chung (common reason). Khi có các trường hợp mới phát sinh nhưng chưa có giải pháp cho các trường hợp này hoặc nếu lấy các quy tắc đang tồn tại áp dụng các trường hợp này sẽ không đem lại một kết quả công bằng như mong đợi.

Vì vậy, các thẩm phán phải đi tìm giải pháp pháp lý mới, nhưng liệu rằng các thẩm phán có thể tự định ra những tiêu chuẩn, những giá trị riêng mà các bên tranh chấp phải phục tùng và cả xã hội phải thừa nhận? Nếu vậy thì thẩm quyền làm luật của tòa án sẽ không có một giới hạn nào cả. Thực chất, thẩm quyền làm luật của tòa án bị ràng buộc bởi các quy phạm pháp luật thành văn và các quy tắc án lệ được tạo ra trước đó. Mặt khác, phán quyết của tòa án phải phù hợp với các giá trị hiện hành của xã hội. Quyết định của tòa án trong những trường hợp này không chỉ bản thân các thẩm phán cảm thấy rằng nó là hợp lẽ công bằng mà các bên tranh chấp trong vụ việc và cả xã hội cũng phải thừa nhận tính hợp lý của nó.


4. Những hạn chế cơ bản của nguồn luật án lệ

Mặc dù, nguồn luật án lệ có những ưu điểm đáng kể như đã phân tích ở trên, nhưng học thuyết án lệ bị phê phán bởi các luật gia dân luật. Những phê phán tập trung vào một số điểm sau:

Thứ nhất, dựa vào tư tưởng phân chia quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước1. Theo đó, quyền lực nhà nước được chia thành ba nhánh và giao cho ba cơ quan khác nhau nắm giữ, cụ thể: lập pháp giao cho nghị viện, hành pháp giao cho chính phủ và tư pháp giao cho tòa án. Như vậy, nếu trao thẩm quyền làm luật cho tòa án sẽ vi phạm nguyên tắc này, tòa án sẽ lấn sân chức năng làm luật của nghị viện. Một trong những nghịch lý khá thú vị là nghị viện (cơ quan lập pháp) có nguồn gốc từ nước Anh, nhưng cũng chính ở quốc gia này người ta lại trung thành với án lệ và đề cao vai trò làm luật của tòa án. Dĩ nhiên, các luật gia thông luật không phủ nhận chức năng ban hành luật của nghị viện, nhưng việc làm luật của nghị viện có những hạn chế như trên đã phân tích. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng họ chỉ khẳng định sự cần thiết về vai trò làm luật của tòa án mà không phủ nhận chức năng lập pháp của nghị viện. Mặt khác, họ cũng lập luận rằng chính tòa án cũng tham gia vào việc tạo ra hiến pháp không thành văn của nước Anh.

Thứ hai, nếu sử dụng nguồn luật án lệ sẽ dẫn đến tình trạng hồi tố8. Một trong yêu cầu quan trọng của pháp quyền (rule of law) là không được hồi tố khi áp dụng pháp luật. Chẳng hạn, trong vụ việc Donoghue v Stevenson nhà sản xuất không hề có quan hệ hợp đồng mua bán trực tiếp với người tiêu dùng. Vì vậy, căn cứ vào các án lệ trước đó cô Donoghue không thể kiện nhà sản xuất và nhà sản xuất cũng không phải chịu trách nhiệm đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, kết quả vụ việc này phần thắng thuộc về cô Donoghue, thẩm phán Atkin của Thượng nghị viện (House of Lords) kết luận: "tôi nghĩ rằng kháng cáo này nên được chấp nhận”. Còn thẩm phán Thankkerton cho rằng: "sự tranh luận của người kháng cáo là hợp lý và lời thỉnh cầu là thích đáng”.9 Như vậy, một quy tắc mới được hình thành là "Nếu nhà sản xuất (manufacturer) vì cẩu thả gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”. Rõ ràng quy tắc này có kết quả hồi tố về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với nhà sản xuất. Điều này rất khó khăn đối với nhà sản xuất, bởi họ không biết luật quy định như thế nào để có hành vi ứng xử cho phù hợp khi mà hành vi lại có trước luật pháp.

Mặc dù vậy, các luật gia thông luật cũng đưa ra những lập luận khá sắc bén để bào chữa cho điểm hạn chế này của nguồn luật án lệ. Trước hết, luật pháp phải mang tính thực tiễn nghĩa là quy tắc pháp luật là nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể của cuộc sống đặt ra chứ không mang tính trừu tượng, lý thuyết do con người tưởng tượng, nên sự phát triển của thông luật bắt nguồn từ các vụ việc cụ thể. Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu giải quyết các vụ việc cụ thể, con người cần phải tìm ra những giải pháp hay lý lẽ từ đời sống nhằm bảo đảm công bằng, công lý và không ai có thể thoát khỏi công lý. Ở đây, phạm trù công lý được hiểu rất gần với quan điểm của thuyết pháp luật tự nhiên sau thế kỷ 19. Thứ ba, các quy tắc án lệ không phải là hằng số mà nó cần phải thay đổi và phát triển theo yêu cầu của cuộc sống. Truớc năm 1932, về mặt pháp lý, các luật gia thông luật không cho rằng có mối quan hệ trách nhiệm của nhà sản xuất với người tiêu dùng, nhưng từ năm 1932 sau kết quả giải quyết vụ Donoghue v Stevenson đã hình thành nên quy tắc mới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà sản xuất với người tiêu dùng nếu họ bất cẩn và gây thiệt hai cho người tiêu dùng. Điều này cho thấy sự phát triển của pháp luật trong lĩnh vực "tort law” - luật bồi thường thiệt hại.

Thứ ba, án lệ không mang tính thống nhất và hệ thống cao như nguồn văn bản. Điều này đúng, vì các quy tắc án lệ là các quy tắc ngầm định (implicit rule) tồn tại trong các bản án dân đến việc nhận thức và xác định mức độ khái quát, phạm vi áp dụng của một quy tắc rất khó khăn, phức tạp và thường gây ra nhiều tranh cãi. Bởi vì khi giải quyết một vụ việc nhất định, các thẩm phán không nhằm mục đích tạo ra một quy tắc cho các vụ việc về sau. Sự khó khăn trong việc nhận thức các quy tắc án lệ thể hiện qua các lý do sau 10: (i) Có thể khó thống nhất về một quy tắc án lệ trong nhận thức pháp lý quá nghiêm khắc; (ii) Có thể xác định ở mức độ khái quát của một quy tắc án lệ cao hoặc thấp hơn bởi vụ việc đầu tiên tạo ra một quy tắc án lệ chỉ là hình mâu ban đầu, một quy tắc án lệ được hình thành phải trải qua hàng loạt các vụ việc tuơng tự về sau. Ví dụ, trong vụ Donoghue v Stevenson chỉ hình thành nên một quy tắc có tính chất khái quát là: "Nếu nhà sản xuất có lỗi bất cẩn gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”. Nhưng sản phẩm của nhà sản xuất là sản phẩm nào? Chỉ có thể là lon nước gừng đục hay toàn bộ đồ uống đóng hộp hay bao gồm tất cả các sản phẩm là thực thẩm hoặc tất cả các sản phẩm? Điều này, cần phải có sự tranh luận của các thẩm phán khi giải quyết các vụ việc về sau khi xác định vụ việc của mình có tương tự hay không với vụ Donoghue v Stevenson. Chính quá trình này đã tạo ra ranh giới và hình thành nên một quy tắc án lệ trong pháp luật thông luật; (iii) Trong một số truờng hợp có thể khó phân biệt được giữa phần nào là quy tắc, lý lẽ bắt buộc (ratio) và phần nào là lý lẽ tham khảo (the obiter dicta).

5. Án lệ trong hệ thống thông luật và dân luật

Ở các quốc gia thông luật, án lệ được xem là nguồn luật chủ yếu, nhiều lĩnh vực pháp luật không pháp điển thành các bộ luật, đặc biệt ở Anh nguồn luật án lệ được áp dụng triệt để nhất. Tuy nhiên, mức độ sử dụng cũng như vai trò của án lệ trong thệ thống pháp luật ở từng quốc gia là khác nhau. Ví dụ, Hoa Kỳ mặc dù là một quốc gia thuộc hệ thống thông luật và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ pháp luật Anh nhưng nhiều lĩnh vực pháp luật của họ được pháp điển thành các bộ luật, sự hiện diện của Bộ luật thương mại thống nhất (Uniform commercial code) là một ví dụ điển hình. Ở các nước thông luật, các thẩm phán vừa sáng tạo ra các quy tắc án lệ vừa chịu sự ràng buộc từ các quy tắc án lệ đã có. Các quy tắc án lệ được tạo ra không chỉ bởi tòa tối cao mà còn bởi tất cả các tòa án khác có thẩm quyền phúc thẩm đối với các bản án của các tòa án cấp dưới. Ví dụ, ở Anh hệ thống tòa án có thể chia thành hai nhóm11: (i) Nhóm thứ nhất các tòa không tạo ra án lệ gồm: Magistrates’ courts (Tòa Hình sự địa phương), County courts (Tòa Dân sự địa phương), Crown court (Tòa Hoàng gia); (ii) Nhóm thứ hai các tòa tạo ra án lệ gồm: High courts (Tòa Cấp cao), Court of Appeal (Tòa Phúc thẩm), Supreme Court (Tòa Tối cao).

Ngày nay, mặc dù hầu hết các quốc gia thuộc hệ thống dân luật đề cao vai trò nguồn luật văn bản, các quốc gia này cũng đồng thời rất chú trọng việc sử dụng án lệ như là nguồn bổ trợ cho nguồn văn bản pháp luật bằng hình thức tuyển tập xét xử của tòa tối cao. Ở các nước này, tòa án tối cao có hai nhiệm vụ chính: (i) Sửa sai cho các tòa cấp dưới bằng hình thức hủy các bản án sai; và (ii) Giải thích pháp luật nhằm khắc phục sự thiếu hụt, lạc hậu, không rõ ràng của các quy phạm pháp luật thành văn. Nhiệm vụ thứ hai của tòa tối cao được xem như là hoạt động sáng tạo pháp luật và án lệ được tạo ra bằng con đường này. Việc giải thích pháp luật của tòa án tối cao sẽ tạo ra tiền lệ, khi các tòa cấp dưới gặp phải các vụ việc tương tự thì họ sẽ sử dụng cách giải thích của tòa tối cao mặc dù đây không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với họ. Các thẩm phán có quyền giải thích theo cách riêng của mình nhưng nếu không đủ thuyết phục tòa tối cao thì bản án của họ có nguy cơ bị hủy. Vì vậy, thông thường các thẩm phán sẽ giải thích theo cách giải thích của tòa tối cao trong trường hợp tương tự. Để phục vụ cho việc áp dụng pháp luật thống nhất trong cả nước, tòa tối cao ở các nước này cho phát hành các tập án lệ, điều này tạo điều kiện cho các thẩm phán có thể nắm bắt được quan điểm pháp lý của tòa tối cao trong những trường hợp luật thành văn không quy định hoặc quy định chưa rõ ràng.

6. Kinh nghiệm cho Việt Nam

Ở nước ta, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) - cơ quan có thẩm quyền xét xử cao nhất lại tập trung thực hiện chức năng sửa sai cho các tòa dưới là chủ yếu, trong khi hoạt động giải thích pháp luật tạo ra án lệ tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật thống nhất vẫn chưa chú trọng đúng mức. Tuy nhiên, theo xu hướng chung tòa tối cao ở các nước thuộc hệ thống dân luật như Pháp, Đức... tập trung vào thực hiện nhiệm vụ thứ hai nhiều hơn. Việc sử dụng nguồn luật án lệ đã trở thành một yêu cầu tất yếu đối với mọi hệ thống tòa án ở các nước trên thế giới. Theo chúng tôi, để tiến tới sử dụng án lệ ở Việt Nam thì cần thực hiện một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng quan điểm pháp lý của các thẩm phán. Theo chúng tôi, để có thể bảo đảm được chất lượng và uy tín của quan điểm pháp lý của các thẩm phán cần phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:

(i) Nâng cao trình độ của thẩm phán. Việc xây dựng và sử dụng án lệ luôn đặt vai trò của thẩm phán lên hàng đầu vì họ là người trực tiếp xây dựng và sử dụng án lệ. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay số lượng các thẩm phán chưa nhiều, trình độ chuyên môn còn hạn chế. Đây là thực tế mà không ít lần những người đứng đầu ngành tư pháp đã phát biểu công khai và thừa nhận. Vì vậy, đây sẽ là một trở ngại vô cùng lớn cho việc chấp nhận sử dụng án lệ. Vì vậy, cần bồi dưỡng nâng cao trình độ nói chung và chuyên sâu về án lệ cho thẩm phán.

(ii)Cần phải bảo đảm yếu tố tranh luận và sự đa dạng về lý lẽ khi đưa ra lập luận pháp lý của các thẩm phán. Một trong những phương tiện quan trọng để đảm bảo tính hợp lý cho lý lẽ của các thẩm phán khi đưa ra phán quyết là yếu tố tranh luận và độc lập đưa ra lý lẽ của mỗi thẩm phán. Tất cả các lập luận, quan điểm pháp lý của các thẩm phán trong hội đồng xét xử đều được ghi lại trong bản án. Cần tránh tình trạng các thẩm phán trong hội đồng xét xử đưa ra lý lẽ thì ít mà tính thống nhất lại cao. Nếu không bảo đảm yêu cầu này có thể dẫn đến tình trạng các phán quyết của tòa án mang tính chủ quan, cảm tính hoặc một chiều.

(iii) Cần phải mở rộng nguồn tài liệu là cơ sở đưa ra các lập luận hay lý lẽ thể hiện các quyết định, bản án của toà án. Hiện nay, khi đọc các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩmphán TANDTC, chúng tôi thấy rằng cơ sở để đưa ra các quan điểm pháp lý trong phần "xét thấy” của quyết định của các thẩm phán còn hết sức nghèo nàn, ngắn gọn và còn lệ thuộc nhiều vào các văn bản quy phạm pháp luật. Trong một số truờng hợp, nghĩa là nếu sử dụng các văn bản pháp luật thành văn hiện hành thì không thể giải quyết được vấn đề. Vì vậy, các thẩm phán cần phải có nguồn cứ liệu phong phú và đa dạng hơn như: tập quán, những quy định của pháp luật đã qua, học thuyết pháp lý, nguyên tắc pháp lý, bài bình luận khoa học, v.v... Nói chung là cần sử dụng bất cứ nguồn gì để có thể thuyết phục rằng quan điểm pháp lý của các thẩm phán là hợp lý. Vì vậy, nên cải cách phần "xét thấy” trong quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao về nội dung lân hình thức. Các thẩm phán có thể dân chiếu hoặc trích dân nhiều nguồn khác nhau và ghi vào trong các quyết định của toà án

(iv) Những lập luận của các thẩm phán cần phải được đưa cộng đồng pháp lý cũng như thực tiễn pháp lý để kiểm nghiệm và bổ sung. Cần phải nhìn nhận các quan điểm pháp lý tồn tại trong án lệ dưới góc độ "mở” và trong tương quan với điều kiện kinh tế - xã hội luôn vận động. Điều này có nghĩa rằng các quan điểm pháp lý của các án lệ thường xuyên phải được kiểm nghiệm bổ sung và loại bỏ, dĩ nhiên nó cũng cần có tính ổn định tương đối của riêng nó. Thẩm phán ở các nước thuộc hệ thống thông luật vừa là người làm công việc thực tiễn pháp lý vừa là nhà khoa học pháp lý, vì vậy chính các thẩm phán là người tham gia vào các hoạt động khoa pháp lý rất tích cực. Ở Việt Nam hiện nay, vân chưa kết nối tốt được giữa hoạt động thực tiễn pháp lý và hoạt động khoa học pháp lý, các thẩm phán vân còn ít tham gia vào các hoạt động khoa học, công việc khoa học pháp lý vân thuần túy dành cho các nhà khoa học. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay việc khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động sưu tầm và bình luận án đối với các nhà khoa học pháp lý, các luật sư và đặc biệt là các thẩm phán là một việc làm cần thiết và quan trọng để nâng cao chất lượng của nguồn luật án lệ.

Thứ hai, để tiến tới công nhận và sử dụng án lệ có hiệu quả thì việc công bố bản án là việc làm không thể không nhắc đến. Công bố bản án sẽ góp phần bảo đảm tính minh bạch của pháp luật và có ý nghĩa quan trọng cho cả các thẩm phán lân người dân. Khi có các tập bản án sẽ tạo điều kiện cho các thẩm phán áp dụng pháp luật thống nhất, còn người dân có thể hiểu biết các quy định của pháp luật rõ ràng hơn và góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, để có thể phát huy được vai trò và phát huy hiệu quả của án lệ thì cần phải chọn lọc lại các quyết định giám đốc thẩm trước khi phát hành, chỉ các quyết định liên quan đến vấn đề pháp lý, không nên đăng tải các quyết định liên quan đến vấn đề sự kiện. Trong thời gian qua, mặc dù Tòa án Tối cao cho phát hành các tập quyết định giám đốc thẩm nhưng trong đó không phải phán quyết nào cũng có thế được coi là án lệ. Bởi vì án lệ chỉ được hình thành khi có một quan điểm pháp lý mới đối với vấn đề mà nguồn văn bản quy phạm chưa quy định hoặc quy định chưa rõ ràng. Trong truờng hợp TAND TC sửa sai cho tòa án cấp dưới thì các phán quyết này không phải là án lệ. Việc chọn lọc sẽ giúp cho các thẩm phán, luật sư, nhà khoa học pháp lý dễ dàng nắm bắt nội dung của các bản án hơn và cũng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ở Pháp việc biên tập lại các bản án được giao cho các cơ sở khoa học, theo đó hàng quý Tòa án Tối cao sẽ gửi các phán quyết cho các trung tâm được xác định về từng lĩnh vực pháp luật tương ứng để thực hiện nhiệm vụ này. Đây có thể là một kinh nghiệm tốt cho Việt Nam.

Xem thêm:

Các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm

 
Án lệ số 06/2016/AL
Án lệ số 06/2016/AL:  Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 100/2013/GĐT-DS ngày 12-8-2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp thừa kế” tại Hà Nội,...
 
Án lệ số 05/2016/AL
Án lệ số 05/2016/AL:  Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 39/2014/DS-GĐT ngày 09-10-2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế” tại...
 
Án lệ số 05/2016/AL
Án lệ số 05/2016/AL:  Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 39/2014/DS-GĐT ngày 09-10-2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế” tại...
 
Án lệ số 04/2016/AL
Án lệ số 04/2016/AL: Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 04/2010/QĐ-HĐTP ngày 03-3-2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng...
 
Án lệ số 03/2016/AL
Án lệ số 03/2016/AL            Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 208/2013/DS-GĐT ngày 03-5-2013 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao về vụ án “Ly hôn” tại Hà Nội giữa nguyên...
 
Án lệ số 02/2016/AL

Thống kê ngày

Có 22 người online (0 thành viên và 22 khách).
Thành viên:
Chúc mừng sinh nhật:
Tìm luật sư giỏi | Tin tức pháp luật | Tư vấn pháp luật | Dịch vụ luật sư | Luật sư tranh tụng | Luật sư riêng | Tư vấn luật sở hữu trí tuệ | Tư vấn luật đầu tư | Tư vấn luật đất đai, nhà ở | Tư vấn pháp luật thuế | Tư vấn, đàm phán, soạn thảo hợp đồng | Tư vấn luật hình sự | Luật sư bào chữa | Tư vấn luật hôn nhân, thừa kế | Tư vấn thường xuyên doanh nghiệp | Soạn thảo, làm chứng di chúc| Thủ tục mua bán, chuyển nhượng bất động sản...
LUẬT SƯ VIỆT NAM - TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT
             VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP

Trụ sở chính: Số 65B phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoai:  0437 327 407 - 0977 999 896
Fax: 043 732 7407
Email    : luatsuchinhphap@gmail.com  
Website: luatsuchinhphap.hanoi.vn - Trungtamtuvanphapluat.vn
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 01010794/ĐKHĐ do Sở tư pháp thành phố Hà Nội cấp ngày 31/5/2012, cấp đổi ngày 06/11/2015;
Mã số thuế: 0105916551
Chịu trách nhiệm pháp lý:   Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường
Điện thoại: 0977999896

 

khung anh

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Luật sư bào chữa, tham gia tố tụng trong các vụ án: Hình sự - Dân sự (đất đai, nhà ở, xây dựng, hợp đồng..) - Lao động - Hành chính - Hôn nhân, thừa kế - Kinh doanh & thương mại...Tham gia giải quyết các tranh chấp kinh tế thông qua thương lượng, đàm phán, trọng tài thương mại.
- Luật sư tư vấn pháp luật: Chỉ ra tình trạng pháp lý và cung cấp các giải pháp pháp lý trong tất cả các lĩnh vực pháp luật. 
- Dịch vụ pháp lý khác: Thu hồi nợ; Luật sư riêng; Soạn thảo hợp đồng, văn bản; Soạn thảo và làm chứng di chúc...Thực hiện các thủ tục hành chính, pháp lý như: Mua bán, chuyển nhượng bất động sản, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký kinh doanh...

Chịu trách nhiệm về nội dung -  Trưởng Văn phòng: Tiến sĩ - Luật sư Đặng Văn Cường
Copyright© 2012 chinhphaplawyer
Khung anh
Bản đồ