Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Ai đứng sau “cơn địa chấn” Hồ sơ Panama?
Chính trường thế giới rúng động sau khi 11,5 triệu chứng từ thuế bí mật phanh phui các thương vụ làm ăn ngầm bị cho là rửa tiền và trốn thuế liên quan đến nhiều nhân vật quyền lực trến thế giới. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là ai đứng đằng sau cơn địa chấn này và nhằm mục đích gì.
(Ảnh: Getty)
Thế giới cuối tuần qua đã chấn động với vụ 11,5 triệu chứng từ thuế của công ty luật Mossack Fonseca (Panama) hay còn gọi là “Hồ sơ Panama” bị tiết lộ. Những tài liệu này đã chỉ đích danh những nhân vật quyền lực liên quan đến các hoạt động rửa tiền, trốn thuế.
Trong số này có khoảng 140 chính khách, trong đó có 12 nguyên thủ và cựu nguyên thủ từ nhiều nước khác nhau trên thế giới, cùng với không ít những nhân vật nổi tiếng trong giới giải trí, doanh nhân…
Những tên tuổi lớn bị liệt vào danh sách này có cộng sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin, thân nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson, gia đình Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, gia đình và cộng sự của cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, Tổng thống Syria Bashar al-Assad…
Tuy nhiên, ngay sau khi các tài liệu được công bố, câu hỏi được đưa ra trên nhiều diễn đàn rằng tại sao không có lãnh đạo phương Tây nào nằm trong danh sách này ngoại trừ Iceland.
Sự "vắng bóng" của truyền thông Mỹ
(Ảnh minh họa: BBC)
Được biết 11,5 triệu tài liệu này là các chứng từ thu thập được trong khoảng thời gian từ những năm 1970 đến tháng 12/2015 và được hơn 370 phóng viên từ hơn 70 quốc gia khác nhau điều tra, thẩm định. Tài liệu sau đó được cung cấp cho hơn 100 hãng truyền thông trên thế giới.
Một bài bình luận trên báo Fortune đã đặt ra một câu hỏi là tại sao trong số hơn 100 đối tác truyền thông được hợp tác công bố thông tin chỉ có rất ít hãng truyền thông của Mỹ cụ thể là Miami Herald vàCharlotte Observer, trong khi lại vắng mặt hoàn toàn những tên tuổi lớn như New York Times, Washington Post hay Wall Street Journal.
Liên đoàn nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) cũng không bình luận việc tại sao chỉ lựa chọn một số hãng truyền thông nhất định để hợp tác công bố thông tin. Trả lời phỏng vấn trang Mashable, Phó giám đốc ICIJ Marina Walker nói rằng một số hãng hãng truyền thông của Mỹ không được mời tham dự bởi "sự cởi mở sẵn sàng là hết sức cần thiết", song bà nhấn mạnh không loại trừ khả năng hợp tác với New York Times hayWashington Post.
Những cuộc trao đổi được mã hóa
(Ảnh minh họa: Mashable)
Hiện không rõ ai trực tiếp đứng sau vụ rò rỉ gây chấn động này. Tuy nhiên ICIJ cho biết, vụ rò rỉ này bắt đầu từ năm 2014 khi nhật báo ĐứcSuddeutsche Zeitung nhận được các chứng từ này từ một nguồn giấu tên và sau đó đã chia sẻ với truyền thông toàn cầu qua ICIJ. Nguồn tin này được cho là đã liên hệ với phóng viên Bastian Oberway của báoSuddeutsche Zeitung thông qua cuộc chat hội thoại được mã hóa. Tuy nhiên, nguồn tin (không rõ nam hay nữ) cảnh báo điều này sẽ nguy hiểm đến tính mạng của của anh ta/cô ta, do đó chỉ đồng ý trao đổi qua các kênh được mã hóa và từ chối gặp trực tiếp. Phóng viên Obermayer cho biết thêm, anh đã phải liên hệ với nguồn tin nói trên qua nhiều kênh khác nhau và phải thay đổi liên tục, sau mỗi lần trao đổi phải xóa toàn bộ lịch sử hội thoại.
Phóng viên Obermayer khi đó đặt câu hỏi: “Dữ liệu bạn muốn chia sẻ có nhiều không?”. Nguồn tin đáp lại: “Nhiều hơn những gì bạn thấy từ trước đến giờ”. Thực tế, dung lượng các dữ liệu chia sẻ là khoảng 2,6 terabyte, nghĩa là gấp 100 lần dung lượng dữ liệu mật do WikiLeaks công bố, và phải 600 đĩa DVD mới chứa hết.
Trong báo cáo của Suddeutsche Zeitung, phóng viên Obermayer và các đồng sự khác tham gia vào việc công bố cho biết, nguồn tin cung cấp đã không đòi hỏi bất cứ khoản lại quả nào ngoài một số yêu cầu về đảm bảo bảo an toàn. Cho đến nay, Obermayer cho biết anh vẫn không biết danh tính thực sự của người cung cấp thông tin, nhưng có cảm giác rằng anh biết người này. “Ở một số thời điểm tôi nói chuyện với người này thậm chí còn thân thiết hơn chính vợ mình”, Obermayer chia sẻ.
Trong khi hiện chưa rõ ai đứng sau vụ rò rỉ và mục đích là gì, thì việc tiết lộ các chứng từ mật này đã tạo ra một cơn địa chấn toàn cầu khi chính phủ nhiều nước bắt đầu cuộc điều tra quy mô lớn nhằm xác định thông tin.
Về phía Nga, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, việc tiết lộ các tài liệu có tên Hồ sơ Panama này chủ yếu nhằm hạ thấp uy tín của Tổng thống Vladimir Putin. “Không có chi tiết nào mới về cá nhân ông Putin, chỉ toàn là sự bịa đặt, phỏng đoán”, người phát ngôn của Tổng thống Putin phát biểu và nhấn mạnh thêm rằng Kremlin do đó không có nghĩa vụ phải giải trình bất cứ điều gì.
Ông Peskov cũng nói rằng, các phóng viên điều tra các tài liệu mật bị rò rỉ thuộc Liên đoàn nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) thực tế bao gồm cả các cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, nhân viên CIA và các đặc vụ khác của Mỹ.
Theo Báo Dân trí.com.vn
Xem thêm:
"Con ông bà đang bị tui giữ ở Phan Thiết. Muốn chuộc con về chuẩn bị 200 triệu, không được báo CA nếu không tui sẽ giết nó…", Vũ nhắn hàng loạt tin đe doạ gia đình bé trai dù hắn đã sát hại nạn nhân.
|
|
Thi thể bé trai bị kẻ bắt cóc vùi lấp trong cát ở đồi dương, sát bờ biển ở huyện Tuy Phong (Bình Thuận), cách nhà nạn nhân khoảng 10 km.
|
|
Chỉ vì nóng giận nhóm người tham gia đánh chết đối tượng trộm chó có thể phải đối mặt với án phạt cao nhất đến lên tới 15 năm tù.
|
|
Cho đến nay, các cơ quan CA Tỉnh Hải Dương vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về việc vì sao phạm nhân đang thụ án lại treo cổ chết tại nhà riêng. Vậy có những tình huống nào được đặt ra quanh câu chuyện này?
|
|
Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Trãi cho rằng bức ảnh chưa đủ chứng cứ để quy tội cho thầy giáo. "Thầy giáo đạo đức rất tốt"
|
|
Theo TS Vũ Thu Hương, vấn đề tâm lý là vấn đề rất khó nắm bắt cũng như giải quyết triệt để. Cách tốt nhất để hạn chế những vụ học sinh bị thầy giáo, bảo vệ sàm sỡ là giáo dục giới tính cho trẻ em sớm hơn. Liên quan đến vụ nữ sinh lớp 5 một trường tiểu học bán trú ở Lào Cai bị thầy giáo hãm hại ngay tại trường, phóng viên có cuộc trao đổi với TS Vũ Thu Hương, giảng viên ĐH...
|
|
Các luật sư cho rằng, thầy giáo giải thích việc luồn tay qua nách nữ sinh để chỉ bài tiện hơn là lý do rất khôi hài, không thuyết phục và với hành vi này, có thể bị xử lý hình sự.
|
|
- Nếu có đủ số tiền 22 tỷ đồng để bảo lãnh thì liệu danh hài Minh Béo có được tại ngoại, trở về nhà trong thời gian đợi xét xử hay không?
|
|
Thông tin diễn viên Minh béo bị bắt tại Mỹ vì ba tội danh liên quan đến trẻ em: dâm ô với một trẻ em, sắp xếp gặp gỡ với trẻ em và dụ dỗ trẻ em đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Nguyên nhân của vụ việc chưa được cơ quan chức năng công bố chính thức nhưng đã có nhiều tin đồn về việc Minh Béo bị cảnh sát bắt giữ lan truyền trên mạng xã hội.
|
|
Với thông tin ban đầu nêu trên thì vụ việc chỉ là nghi vấn có dấu hiệu hành vi phạm tội, chứ chưa thể kết luận ngay là hai người kia có tội hay không. Vì vậy, cơ quan điều tra phải tiến hành các thủ tục tố tụng theo quy định pháp luật để chứng minh hành vi phạm tội và các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội danh này và tòa án mới là cơ quan phán xét các nghi phạm trên...
|
- Re: Luật sư Đặng Văn Cường
- Đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác qua tin nhắn điện thoại bị xử lý như thế nào?
- Khởi kiện tội hiếp dâm - Mong luật sư và mọi người giúp đỡ
- tách đất trong quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất.
- Hỏi luật sư về thuế môn bài
- Về điều kiện được cấp sổ đỏ