Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » 26 năm, 7 đời chủ tịch không làm nổi 600m đường

- Được quy hoạch cách đây 26 năm (1989) nhưng tới tận bây giờ, đường Nguyễn Công Trứ cũ (TP. Hà Tĩnh), đoạn từ đường Phan Đình Phùng đến đường Hải Thượng Lãn Ông, có chiều dài gần 600m vẫn chưa thể thi công khiến người dân rất bức xúc.

Dân khổ vì quy hoạch "treo"

Năm 1989, UBND tỉnh Nghệ Tĩnh đã có quy hoạch về việc sửa chữa, nâng cấp đường Nguyễn Công Trứ - đoạn từ đường Phan Đình Phùng đến đường Hải Thượng Lãn Ông, có chiều dài gần 600m.

Tiếp đó, năm 1991 khi Nghệ An và Hà Tĩnh được chia tách làm 2 tỉnh riêng biệt, UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục có văn bản thể hiện quy hoạch tuyến đường này.

Thế nhưng, tới năm 2015, nghĩa là đã 26 năm, đoạn đường gần 600 mét này vẫn còn nằm trên… giấy.

Hà Tĩnh, chủ tịch, 600m đường, BIDV
Những cảnh trông thấy hàng ngày ở đoạn đường nằm ngay trung tâm TP Hà Tĩnh.

Đáng chú ý, đường Nguyễn Công Trứ là một trong những tuyến đường xương sống của thành phố Hà Tĩnh, hình thành từ hàng chục năm về trước. Mặc dù nằm giữa trung tâm TP. Hà Tĩnh, nhưng nhiều năm nay, khi đi dọc đoạn đường Nguyễn Công Trứ, người dân lắc đầu ngao ngán khi chứng kiến những cảnh tượng "khó tin".

Tuyến đường không có hành lang, không có mương thoát nước, mặt đường xuống cấp, người dân tận dụng lòng đường làm điểm buôn bán và nhiều nơi trở thành bãi đỗ xe "bất đắc dĩ".

Hà Tĩnh, chủ tịch, 600m đường, BIDV
Vì không có hệ thống thoát nước nên nước thải sinh hoạt của người dân chảy thẳng ra đường

Thông tin có được, có khoảng 100 hộ dân (phường Tân Giang và phường Bắc Hà) cư ngụ dọc tuyến đường. Họ sinh sống bằng buôn bán: đồ ăn sáng, đồ gỗ nội thất, gốm sứ…

Lòng đường vốn đã hẹp nay càng bị "bóp" chặt hơn khi người dân đỗ xe dưới lòng đường khi mua bán, vận chuyển hàng hóa. Lượng phương tiện lưu thông qua đoạn đường này khá lớn, khiến cho giao thông luôn trong tình trạng chật chội, mất trật tự.

Hà Tĩnh, chủ tịch, 600m đường, BIDV
Người dân khi vào ăn sáng tại các quán ven đường Nguyễn Công Trứ phải bỏ xe tràn ra lòng đường…Khiến cho đoạn đường vốn đã chật lại càng hẹp, phương tiện lưu thông khó khăn.

Và do nằm trong "quy hoạch" nên từ lâu nay, những căn nhà, quán xá dọc tuyến đường không được sữa chửa hay nâng cấp. Vừa lụp xụp, nhếch nhác và mất mĩ quan đô thị.

Thêm nữa, dọc theo tuyến đường, nước thải sinh hoạt của các hộ dân chảy lênh láng ra mặt đường, rất phản cảm và ô nhiễm môi trường.

Dân “cứ trông", lãnh đạo “chưa biết khi nào”

Chỉ tay vào đoạn nền vừa đào để đặt ống nước thải, bà Phan Thị Phú (65 tuổi, trú khối phố 4, phường Tân Giang) chia sẻ, do không có đường thoát nước nên nhiều năm nay, mọi thành viên trong gia đình phải đi…tắm nhờ, giặt nhờ ở nhà người cháu.

“Cách đây không lâu, nhà tôi đào một đoạn đường để đặt ống nhựa dẫn nước thải chảy ra ngoài nhưng hàng xóm không đồng ý. Chi phí bỏ ra hết 4 triệu đồng nhưng không có tác dụng.

Hồi ấy, khi gia đình tiến hành làm nhà, chính quyền "khuyên" lùi phần móng vào sâu phía trong để khi làm đường…không bị ảnh hưởng. Thế mà mấy chục năm rồi chẳng thấy làm. Mang tiếng sống ở trung tâm TP mà đến hệ thống thoát nước cũng không có”, bà Phú bức xúc.

Hà Tĩnh, chủ tịch, 600m đường, BIDV
Ông Dương Hồng Vinh, Tổ trưởng tổ dân phố 4, phường Tân Giang bức xúc vì tuyến đường dài gần 600 m mà 26 năm chưa thi công, gây khó cho người dân.

Còn ông Dương Hồng Vinh, Tổ trưởng tổ dân phố 4, phường Tân Giang trình bày, lâu nay, người dân đành phải quen dần với cảnh chưa mưa đã ngập, chưa nắng đã bụi bặm, ồn ào.

 

“Từ năm 1989 đến nay đã là 26 năm, trải qua 7 đời chủ tịch rồi nhưng thành phố (trước 2007 là thị xã) vẫn không giải phóng nổi đoạn đường này. Người dân còn nói đùa, đường Công Trứ là đường "Nguyễn Cứ Trông", ông Vinh nói.

Vào đầu năm 2015, đoạn đường Nguyễn Công Trứ xuống cấp trầm trọng, ổ gà, ổ voi chằng chịt nên TP Hà Tĩnh có tiến hành "duy tu" nhưng cũng bằng cách "vá tạm" những chỗ này.

Qua tìm hiểu của PV, theo "quy hoạch" ban đầu, đường Nguyễn Công Trứ có chỉ giới 35m (trong đó mặt đường rộng 14m, lề đường rộng 10,5m x 2).

Dự toán kinh phí để thực hiện từ 150 - 200 tỷ đồng tỷ đồng, trong đó, chủ yếu là giải phóng mặt bằng (chiếm 3/4 kinh phí), còn tiền xây lắp chỉ có 10 - 20 tỷ đồng.

Tuy nhiên, với số tiền như thế, UBND TP Hà Tĩnh "không thể cân đối". Đây cũng là nguyên nhân khiến quy hoạch tuyến đường vẫn "nằm trên giấy".

Ông Hà Văn Trọng, Chủ tịch TP. Hà Tĩnh xác nhận những bức xúc mà người dân phản ánh.

Theo ông Trọng, vì thời gian quá lâu (đã 26 năm) nên hiện nay, chi phí thi công (nhất là giải phóng mặt bằng) đã tăng cao, càng thêm khó khăn.

“Vừa qua, TP có "đặt vấn đề" với BIDV chi nhánh Hà Tĩnh xin vay vốn để thi công đường và đã nhận được cái "gật đầu" từ đơn vị này”, ông Trọng nói.

Ngày 23/7, TP cũng đã có văn bản gửi cho UBND tỉnh Hà Tĩnh về phương án nâng cấp tuyến đường Nguyễn Công Trứ. Tuy nhiên sẽ điều chỉnh so với quy hoạch ban đầu.

Cụ thể, tuyến đường sẽ có chỉ giới 18m (trong đó mặt đường rộng 14m, lề đường rộng 2 m x 2), kinh phí dự kiến chừng 44 tỷ đồng.

Tuy nhiên vị chủ tịch UBND TP. Hà Tĩnh cũng không thể trả lời trước câu hỏi “khi nào thì đoạn đường sẽ được thi công, vì đang chờ quyết định của tỉnh”.

“Nếu như tỉnh đồng ý với phương án nêu trên, TP sẽ tiến hành lập dự án và đối thoại với dân. Vì dân dọc tuyến đường đều buôn bán, việc giải phóng mặt bằng cũng sẽ gặp không ít khó khăn.

Nhưng dù thế nào, cũng sẽ cố gắng thi công tuyến đường. Đây là một trong những mục tiêu trọng điểm của TP”, ông Trọng cho hay.

Theo Báo dantri.com.vn

Xem thêm:

 

Trang chủ » Tin tức & Sự kiện

 
Bài 5: Mấu chốt vụ áp thuế 5,7 tỷ đồng cho 253 m2 đất huyện ở đâu?
 Chi Cục thuế huyện Đức Trọng cho rằng chỉ áp thuế theo “Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính” đối với bà Đàm Thị Lích còn việc lập hồ sơ, xác định nguồn gốc đất…là do Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Đức Trọng thụ lý.  >> 
 
“Núi nhân tạo” khổng lồ sũng nước mưa đang đe dọa đổ xuống nhà dân
Hàng trăm triệu m3 đất đá được tập kết thành “quả núi nhân tạo” khổng lồ, đang bị ũng nước trong những ngày mưa vừa qua, có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào san phẳng cả vùng dân cư rộng lớn. Hàng trăm người dân phường Mông Dương đã phải sơ tán đến nơi an toàn.  
 
Chuyên án 5,5 tấn ma túy: Ông trùm điều hành qua bồ nhí
 - Là tên đầu sỏ nhưng Lam Phun Xi La Xa (quốc tịch Thái Lan) rất ít khi xuất hiện tại "công xưởng" sản xuất ma túy ở tỉnh Bô ly khăm xây (Lào).
 
Chuyện chưa kể về cuộc truy lùng kẻ biến thái “trên giời”
Ở những góc khuất của mạng Internet có những sự thật mà khiến cho người ta phải rùng mình. Đó là sự tồn tại, phát triển âm thầm của những trang web dành cho dân đồng tính với sở thích bệnh hoạn là "yêu" các bé trai.
 
“Đồi nhân tạo” gây ra cảnh ngập lụt ở Quảng Ninh?
Chuyên gia khí tượng thủy văn cho rằng, tại Quảng Ninh có nhiều bãi thải đất, đá, than lớn tạo lên những “quả đồi nhân tạo”; chúng có độ kết dính kém, gặp mưa lớn rất dễ bị sạt lở. Khi sạt lở, đất, đá… đó chặn các dòng chảy dẫn đến ngập lụt kéo dài.
 
Kết luận giám định mẫu vật vụ QL1 “bị phá hoại”
Ngày 23/7, Công an huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) cho biết, đã có kết luận giám định các mẫu tại hiện trường vụ việc QL 1 “bị phá hoại”.
 
Cuộc đời “đen đủi” đến lúc chết của chàng trai “cái nhìn đổi mạng”
Đang đi trên đường, thấy nam thanh niên đang ngồi trong quán bánh, hung thủ cao giọng: “Mày nhìn “kênh kênh” gì tao”. Nghe trả lời: “Bộ quen hả? Tao nhìn gì mày đâu”, Thành rút dao đoạt mạng nạn nhân.
 
Cán bộ Thanh tra Chính phủ bị bắt vì nghi vấn nhận 100 triệu đồng
Ông Ngô Văn Khánh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ - cho biết một cán bộ đang công tác tại cơ quan này vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội bắt giữ để làm rõ nghi án nhận 100 triệu đồng.
 
Những lãnh đạo “chóp bu” Oceanbank vướng vòng lao lý
Tính tới thời điểm này, chỉ trong vòng 10 tháng (từ tháng 10/2014 – 7/2015), lần lượt 5 lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) bị khởi tố, bắt giam. Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá động thái này đang góp phần thanh lọc hệ thống ngân hàng.
 
Truy bắt “cát tặc” tấn công chủ tịch xã
 Chiều ngày 21/7, Công an huyện Bình Sơn cho biết vừa khống chế và bắt giữ đối tượng khai thác cát trái phép có hành vi chống đối và tấn công người thi hành công vụ.