Trang chủ » Tư vấn luật » Đất đai, Nhà cửa

#234 25/03/24

Tham gia: 30/04/14
Gửi tin nhắn

xin hỏi luật sư về quyền sử dụng đất . trong sổ đỏ và đất mua dưới dạng viết tay

Tôi xin nhờ luật sư tư vấn
          Gia đình tôi có mua lại một mảnh đất của bà Xiêm.
Bà Xiêm này trước đây mua mảnh đất này của ông Nhân. Theo giấy viết tay chiều ngang mặt giáp với đường quốc lộ là 5m sâu vào là 80m.
          Đến năm 2005 bà xiêm tách bìa làm sổ đỏ quyền sử dụng đất. Theo sổ đỏ là 61m      
Vào ngày 31-10-2006 bà Xiêm nhượng lại cho gia đình tôi theo giấy viết tay thỏa thuận chiều ngang giáp mặt đường là 5m chiều sâu  là 72m dài)  
Đã mời ông Nhân ( chủ đất cũ ) ký vào người làm chứng giữa ba bên cắm mốc và phó tiểu khu nơi tôi sống xác nhận và ủy ban nhân dân đã công chứng chứng thực.
8 năm sau ông Nhân lại kiện gia đình tôi lấn chiếm đất thêm 11 m nữa và bảo gia đình tôi chỉ được sử dụng theo bìa là 61m chứ không được theo thực tế là 72m.
Vậy bây giờ tôi xin hỏi tôi có được sử dụng đất theo giấy viết tay thực tế là 72m hay là chỉ được sử dụng 61m theo bìa đỏ.

#234 #168 05/06/14

Tham gia: 17/02/14
Gửi tin nhắn

Re:xin hỏi luật sư về quyền sử dụng đất . trong sổ đỏ và đất mua dưới dạng viết tay

Chào bạn!
Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
           1. Vụ việc của gia đình bạn có thể giải quyết theo thủ tục tranh chấp quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
            2. Nếu bạn tranh chấp về quyền sử dụng đất với ông Nhân thì thẩm quyền giải quyết được quy định tại Điều 136 Luật đất đai. Trước khi gửi đơn tới người có thẩm quyền giải quyết (TAND huyện hoặc chủ tịch UBND huyện) thì bạn phải nộp đơn để thực hiện thủ tục hòa giải theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai. Bên nào có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, khoản 2 hoặc khoản 5 Điều 50 Luật đất đai thì sẽ thắng kiện. Nếu cả hai bên đều không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng gia đình bạn được xác định là người sử dụng ổn định, liên tục và phù hợp với quy hoạch thì có thể được công nhận theo quy định tại khoản 4, Điều 50 Luật đất đai và hướng dẫn tại Điều 3, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP. Nếu phần đất đó không phù hợp với quy hoạch, không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định thì sẽ không được thừa nhận cho bên nào.
           3. Nếu bạn tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (bạn kiện bên chuyển nhượng) thì ông Nhân là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án. Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự, luật đất đai và hướng dẫn tại tiểu mục 2,3 phần II, Nghị quyết số 02/2004NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao để giải quyết, cụ thể như sau:
"2.3. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau này 15/10/1993

A. Điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Theo qui định tại Điều 131, các điều từ Điều 705 đến Điều 707 và Điều 711 của Bộ luật Dân sự, khoản 2 Điều 3, Điều 30, Điều 31 của Luật Đất đai năm 1993 và khoản 1 Điều 106, điểm b khoản 1 Điều 127, khoản 1 Điều 146 của Luật Đất đai năm 2003, thì Toà án chỉ công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng đó có đầy đủ các điều kiện sau đây:

A.1. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có năng lực hành vi dân sự;

A.2. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn tự nguyện;

A.3. Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

A.4. Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003;

A.5. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện về nhận chuyển nhượng theo qui định của pháp luật;

A.6. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

B. Xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có đầy đủ các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a gia tiểu mục 2.3 mục 2 này.

B.1. Đối với hợp đồng được giao kết trước ngày 01/7/2004 vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nhưng đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, mà có phát sinh tranh chấp, nếu từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

B.2. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tại thời điểm giao kết vi phạm các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2, 3 mục 2 này, nhưng sau đó đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 mà có phát sinh tranh chấp và từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

B.3. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố... Và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Toà án công nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất có nhà ở và huỷ phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch.

C. Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu.

C.1. Khi xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, thì tuỳ từng trường hợp Toà án áp dụng quy định của điều luật tương ứng từ Điều 136 đến Điều 138, từ Điều 140 đến Điều 145 và Điều 146 của Bộ luật Dân sự để xác định thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và xử lý hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu.

C.2. Xác định lỗi, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Việc xác định lỗi, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b tiểu mục 2.4 mục 2 Phần I của Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình"

C.3. Xác định thiệt hại.

- Khi tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì Toà án cần xác định thiệt hại gồm:

Khoản tiền mà bên chuyển nhượng phải bỏ ra để khôi phục lại tình trạng ban đầu của diện tích đất do bên nhận chuyển nhượng đã làm huỷ hoại đất; khoản tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã đầu tư để cải tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị công trình, tài sản, cây lâu năm... Trên đất. Trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có thoả thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 379 Bộ luật Dân sự để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có.

- Để xác định đúng các thiệt hại nói trên, Toà án phải tiến hành định giá giá trị quyền sử dụng đất và xác định thiệt hại về đất như sau:

Nếu các đương sự không thoả thuận được về giá trị quyền sử dụng đất và giá trị thiệt hại, thì Toà án yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc ra quyết định thành lập hội đồng định giá. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá thị trường chuyển nhượng tại địa phương nơi đất đang tranh chấp đối với từng loại đất vào thời điểm xét xử sơ thẩm.

Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quy định giá trị quyền sử dụng đất cụ thể phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo giá thị trường tại địa phương hoặc các trung tâm giao dịch bất động sản hoạt động hợp pháp có niêm yết giá giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa phương vào thời điểm xét xử sơ thẩm, thì Toà án có thể căn cứ vào giá do Uỷ ban nhân dân quy định hoặc giá niêm yết của các trung tâm giao dịch để xác định giá trị quyền sử dụng đất, mà không nhất thiết phải thành lập hội đồng định giá. Trong trường hợp này cần phải có căn cứ xác định giá quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân quy định hoặc giá quyền sử dụng đất do trung tâm giao dịch bất động sản niêm yết là hoàn toàn phù hợp với giá thị trường vào thời điểm xét xử sơ thẩm.

- Trách nhiệm chịu chi phí cho việc định giá do các đương sự phải chịu chi phí tương ứng với phần nghĩa vụ của họ. Trường hợp đương sự có yêu cầu định giá lại, thì người có yêu cầu phải tạm ứng trước chi phí cho việc định giá lại và Toà án sẽ quyết định ai phải chịu chi phí định giá tuỳ thuộc vào kết quả xét xử."

Tư vấn của luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư:

Luật sư : Thạc sĩ Đặng Văn Cường

LUẬT SƯ VIỆT NAM - TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội

- Địa chỉ: Số 65B phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội

- Điện thoại: 0977 999 896 -  0246 29 29 386 - 02437 327 407

- Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com
- Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn
-  https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

Trả lời nhanh