Trang chủ » Tư vấn luật » Đất đai, Nhà cửa

#536 01:45 am

Tham gia: 29/04/16
Gửi tin nhắn

Vợ liệt sỹ kêu cứu chủ tịch liên đoàn luật sư Việt Nam

Kính gửi : 
.Luật sư  Đỗ Ngọc Thịnh. Chủ tich liên đoàn luật sư Việt nam
Tên tôi
 là Phạm Thị Dum sinh năm 1939 ở phường Lam Sơn TP Hưng Yên. Vợ liệt sỹ Nguyễn Văn Chính.
Tôi lấy chồng năm 1959 năm 1960 chồng tôi đi bộ đội và hy sinh năm 1972 tại mặt trận tây nam chức vụ đại đội trưởng.
Tôi làm dâu nhà chỉ có mẹ chồng và chồng tôi ở còn hai chị gái chồng lấy chồng và ở riêng từ lâu rồi anh trai chồng hy sinh năm 1950 chống pháp. Tại bản đồ 299 năm 1984 của xã Lam sơn và giấy xác nhận quyền sử dụng đất của ubnd xã Lam sơn và phòng đất đai thị xã Hưng yên đều chứng nhận là của mẹ tôi và tôi vì bố chồng tôi đã mất năm 1945. sau đó khi cải cách ruộng đất nhà nước Việt nam đã chia lại cho tôi và mẹ tôi.
      Năm 1994 mẹ chồng tôi là cụ Phạm thị Sen" Mẹ Việt Nam Anh Hùng" có hai con trai đều hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc lập di chúc diện tích đất trên cho tô và hai chị gái chồng.
      Năm 2001 mẹ tôi lập biên bản xóa bỏ di chúc cũ giao cho tôi hưởng thừa kế toàn bộ tài sản của mẹ tôi có chứng thực của UBND Phường Lam Sơn.
      Năm 2004 mẹ tôi lại lập di chúc xóa bỏ di chúc và giấy tờ từ năm 2000 về trước và cho tôi thừa kế toàn bộ có chứng thực của UBND Phường Lam Sơn.Mẹ tôi mất năm 2007. Năm 2012 nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi theo di chúc đó. Năm 2015 các con của chị chồng tôi kiện tôi 4 lần ra UBND phường và ra tòa án TP Hưng Yên đã thụ lý đòi chia theo di năm 1994 mẹ tôi đã xóa bỏ và đòi chia phần đất bố chồng tôi đã mất 71 năm. và tòa án TP Hưng Yên đã thụ lý hơn 6 tháng nay.
        “Điều 645 Luật Dân sự quy định: Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Tuy nhiên, ông tôi mất 71 năm qua. Hơn thế nữa, di chúc của bà tôi lập năm 2004 xóa bỏ di chúc cũ được UBND phường xác nhận. 
Điều 662. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc
3. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ.
 Từ bản đồ địa chính 299 năm 1984, thửa đất chỉ mang tên bà tôi và tôi. Từ 2012, thửa đất chỉ mang tên tôi
   Phải chăng pháp luật chỉ ban hành còn thực thi là chuyện khác để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, công bằng văn minh khi quyền của con người ghi trong luật pháp và hiến pháp bị xâm phạm bởi cơ quan có thẩm quyền. Phải chăng pháp luật chỉ ban hành cho những người có tiền còn người như tôi không được pháp luật bảo vệ.
  Vì vậy tòa án thụ lý vụ án trên là trái pháp luật, cửa quyền. Tôi đã hy sinh cả cuộc đời cho tổ quốc, hy sinh cả tuổi thanh xuân và hạnh phúc gia đình. Vì độc lập tự do cho dân tộc có máu và nước mắt của gia đình tôi. Này tôi già yếu ở một mình không có ai che trở kính xin ông​​ che trở vào bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tôi. Xin liên hệ cho con nuôi tôi số điện thoại 0915900699 Tôi vô cùng biết ơn .
Lam Sơn ngày 28   tháng  04  năm 2016

Hưng Yên:Vợ liệt sĩ bị khởi kiện trên di chúc đã được hủy bỏ?

   
Cập nhật: 11/03/2016 02:27

Năm 2004, bà Phạm Thị Dum-con dâu bà Mẹ VNAH Phạm Thị Sen đã được mẹ chồng lập di chúc cho toàn bộ tài sản nhà và đất. Thế nhưng năm 2012, các con đẻ của cụ Sen có đơn khiếu nại gửi ra UBND phường Lam Sơn và giờ đây là khởi kiện ra tòa án đòi chia thừa kế tài sản theo di chúc cũ. 


Hưng Yên:Vợ liệt sĩ bị khởi kiện trên di chúc đã được hủy bỏ?

Mẹ chết, con gái về đòi đất…
Theo đơn kêu cứu của bà Phạm Thị Dum (sinh năm 1939, ở Kim Đằng, phường Lam Sơn, TP. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, vợ liệt sỹ Nguyễn Văn Chính) gửi Báo CCB Việt Nam, thì cụ Phạm Thị Sen, là Mẹ VNAH có 2 con trai đều là liệt sĩ. Chồng cụ Sen chết từ năm 1945. Năm 1959, khi về làm dâu nhà cụ Sen, bà Dum ở cùng mẹ chồng trên mảnh đất rộng 1.168m2. Thời điểm này, các chị chồng bà Dum đã lấy chồng ở xa. Năm 1972, chồng bà Dum hy sinh. Từ đó bà Dum ở vậy nuôi mẹ chồng.
Đến năm 1994, cụ Sen lập di chúc thửa đất trên cho bà Dum và 2 chị gái chồng. Tuy nhiên, sau đó, năm 2004, cụ Sen xóa bỏ di chúc năm 1994 và lập bản di chúc mới cho bà Dum. Bản di chúc năm 2004 được lập tại UBND phường Lam Sơn. Và sau đó cụ Sen được cấp GCNQSDĐ. Năm 2007, cụ Sen mất. Năm 2012, sổ đỏ mang tên cụ Sen được chuyển sang tên cho bà Dum. Sau khi sang tên sổ đỏ cho bà Dum, chị chồng và các con của chị chồng bà Dum liên tục kiện ra thôn, xã phản đối và đòi chia đất. Do có sổ đỏ, thẩm quyền của xã không giải quyết được vụ việc nên các chị chồng bà Dum đã khởi kiện ra TAND TP. Hưng Yên.
Qua nghiên cứu hồ sơ và các tài liệu bà Dum cung cấp, tại bản di chúc ngày 19-9-2004, cụ Sen xác lập giao toàn bộ nhà đất, ao vườn cây trên cơ sở diện tích hiện tại cho con dâu cụ là bà Phạm Thị Dum được hưởng quyền thừa kế gồm: Ba gian nhà tình nghĩa, hai gian nhà bếp và công trình phụ, cây trồng và diện tích đất là 989n2, diện tích đất ao là 179m2, cộng lại là 1.168m2. Bà Dum được toàn quyền sử dụng, không ai có quyền tranh chấp”.
Cùng với di chúc về tài sản, cụ Sen cũng giao trách nhiệm cho bà Dum tiếp tục trông nom, phụng dưỡng mẹ chồng, có nghĩa vụ lo ma chay khi cụ Sen qua đời và trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, cha mẹ, anh chồng và chồng (là 2 liệt sỹ).
Điều đặc biệt, cuối bản di chúc, cụ Sen thể hiện ý chí: “Bản di chúc và các giấy tờ có liên quan đến tài sản, đất đai của gia đình tôi đã lập từ năm hai ngàn (năm 2000-PV) trở về trước, tôi xóa bỏ, không còn giá trị”. Bản di chúc này được Phó Chủ tịch UBND xã Đoàn Thị Hải xác nhận, ký tên và đóng dấu.
Tuy nhiên, phía nguyên đơn do anh Phạm Văn Chinh và Phạm Văn Ba là người đại diện được ủy quyền của chị chồng bà Dum đã khởi kiện ra TAND TP. Hưng Yên yêu cầu tòa án giải quyết chia tài sản theo di chúc được cụ Sen lập ngày 19-4-1994.
Theo bà Dum, trước khi đưa vụ án ra tòa án giải quyết, bà Dum đồng ý cắt 4m chiều ngang, chiều dài hết thửa đất (khoảng 100m2) cho các cháu bên chồng nhưng phía bên kia không đồng ý, họ đòi chia 1/2 diện tích thửa đất. Sau đó, bà Dum cho tăng gấp đôi số đất ban đầu (khoảng 200m2) nhưng phía các chị chồng bà Dum vẫn không đồng ý.

Tòa án thụ lý theo di chúc cũ?!
Tại Biên bản hòa giải ngày 31-12-2015, do TAND TP. Hưng Yên lập, phía nguyên đơn trình bày quan đểm: Tài sản đang tranh chấp là tài sản chung của cụ Đàm (chồng cụ Sen) và cụ Sen nên cụ Sen không có quyền định đoạt toàn bộ tài sản. Ngoài ra, cụ Sen viết sai tên con trong di chúc (năm 2004) từ Quỳ thành Tấn chứng tỏ cụ không minh mẫn, xác nhận của UBND phường không vô tư khách quan, di chúc không hợp pháp. Do đó, nguyên đơn yêu cầu giải quyết theo di chúc năm 1994 hoặc chia kỷ phần của cụ Sen theo pháp luật và kỷ phần của cụ Đàm do hết thời hiệu mở thừa kế nên đây là tài sản chung, nếu bà Dum nhất trí chia thì chia, còn nếu không chia thì để bà Dum được trực tiếp quản lý nhưng không được phép định đoạt.
Theo anh Nguyễn Văn Duyến, người đại diện theo ủy quyền của bà Dum tham gia giải quyết vụ kiện cho biết: “Điều 645 Luật Dân sự quy định: Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế". Tuy nhiên, ông tôi mất 71 năm qua. Hơn thế nữa, di chúc của bà tôi lập năm 2004 xóa bỏ di chúc cũ được UBND phường xác nhận. Từ bản đồ địa chính 299 năm 1984, thửa đất chỉ mang tên bà tôi và mẹ tôi. Từ 2012, thửa đất chỉ mang tên mẹ tôi. Vậy cơ sở nào để TAND TP. Hưng Yên thụ lý đơn khởi kiện của nguyên đơn? Trong khi mẹ tôi già yếu, lại là vợ liệt sĩ thì không được luật pháp bảo vệ, bản thân tôi là người tàn tật, đi lại khó khăn.
Trao đổi với PV Báo CCB Việt Nam về cơ sở thụ lý đơn khởi kiện của nguyên đơn, bà Nguyễn Thị Lý, Thẩm phán TAND TP Hưng Yên-người trực tiếp thụ lý vụ án cho biết: Căn cứ đơn khởi kiện và các chứng cứ xuất trình kèm theo, thì tên người con đầu của cụ Sen ghi bị sai, diện tích đất không đúng với sổ mục kê của phường, đây là tài sản chung của cụ Sen và cụ Đàm. Phía nguyên đơn có cung cấp Bản xác nhận của Phòng Quản lý đất đai thị xã Hưng Yên kèm theo bản di chúc năm 1994. Họ lấy căn cứ đó làm đơn khởi kiện và dựa trên những căn cứ đó chúng tôi thụ lý. Còn phía bị đơn nhiều lần tòa triệu tập cung cấp tài liệu nhưng không cung cấp gì. Do đó chấp nhận hay không và các chứng cứ nguyên đơn đưa ra có đúng hay không thì chúng tôi đang trong quá trình điều tra, thu thập. Nếu như các căn cứ đó có cơ sở thì chúng tôi chấp nhận quan điểm của họ, còn căn cứ không có cơ sở thì chúng tôi sẽ bác đơn.
“Đến thời điểm này thì thời hiệu thụ lý vụ kiện vẫn đang trong thời gian xem xét. Khả năng phía tòa án sẽ phải gia hạn thời gian giải quyết vụ kiện-bà Lý cho hay.
Bài và ảnh: Chính Nhi

Tư vấn của luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư:

Trả lời nhanh