Trang chủ » Tư vấn luật » Hôn nhân, Thừa kế

#237 16/11/24

Tham gia: 08/05/14
Gửi tin nhắn

Em Muốn hỏi về vấn đề ly hôn

Em ly thân với chồng gần 3 năm..hiện tại đã nộp đơn ly hôn lên tòa án và được triệu tập lên nhưng chồng em không có mặt. tòa nói sẽ xử theo cách khác..nhưng hiện tại đã qua 4 tháng và hết hạn thụ lý ..vẫn không thấy tin tức gì về phía tòa án và người thụ lý vụ của em...mình phải làm thế nào anh tư vấn dùm em..trông khi nhà chồng em thì quen gần hết người trong tòa án....người thụ lý vụ của em hết lần này đến lần khác hẹn em rồi không trả lời gì cả.. em có thể kiện người thụ lý vụ án của em được không..và làm thế nào để có thể ly hôn.

#237 #153 19/05/14

Tham gia: 17/02/14
Gửi tin nhắn

Re:Em Muốn hỏi về vấn đề ly hôn

Chào bạn!
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định:
"Điều 199. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập có người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

            Như vậy, theo quy định của pháp luật nêu trên thì tòa án có quyền xét xử vắng mặt chồng bạn nếu toa án đã triệu tập hợp lệ mà chồng bạn cố tình trốn tránh.
            Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định quyền thay đổi người tiến hành tố tụng (Điều 58 BLTTDS) do vậy, nếu thấy việc giải quyết của thẩm phán là không khách quan thì bạn có thể gửi đơn tới Chánh án tòa án đó để yêu cầu thay đổi thẩm phán hoặc có thể nhờ luật sư tham gia vụ án đó để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho gia đình bạn.

Tư vấn của luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư:

Luật sư : Thạc sĩ Đặng Văn Cường

LUẬT SƯ VIỆT NAM - TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội

- Địa chỉ: Số 65B phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội

- Điện thoại: 0977 999 896 -  0246 29 29 386 - 02437 327 407

- Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com
- Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn
-  https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

Trả lời nhanh